Bạn thường gặp phải những tranh chấp gì khi mua nhà chung cư, nguyên nhân đến từ đâu? Phải chăng là do chúng ta chưa nắm rõ các thủ tuc và giấy tờ mới gặp phải những tranh chấp khi mua nhà chung cư. hãy cùng hiểu rõ hơn để tránh những tranh chấp này.

Tranh chấp phát sinh từ THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH
Sự thay đổi quyết định của cơ quan chức năng (như diện tích tính tiền bán theo tim tường hay thông thủy, trách nộp phí bảo trì, ngưng cấp số “đất ở không hình thành đơn vị ở” vì chưa có quy định…).
Pông mua căn hộ chung cư với diện tích 92 m2, cách đo diện tích theo tim tường. Đến khi nhận bàn giao căn hộ từ chỉ đầu tư thì diện tích căn hộ tăng thêm 2 m2. Pông phải thanh toán thêm cho chủ đầu tư số tiền chênh lệch do diện tích tăng với đơn giá theo hợp đồng. Đến lúc nhận được Giấy chứng nhận thì diện tích căn hộ thể hiện còn ít hơn diện tích ban đầu theo hợp đồng, còn 89 m2. Chủ đầu tư không đồng ý hoàn trả lại tiền chênh lệch cho Pông do cách tính diện tích căn hộ theo hợp đồng và cách tính diện tích căn hộ trên Giấy chứng nhận là khác nhau. Pông đi kiện.

Tranh chấp từ giao dịch CHƯA ĐỦ ĐIỀU KIỆN huy động vốn, hoặc sau đó có một bên thay đổi không tiếp tục thực hiện.
Tuy nhiên, phổ biến nhất thường rơi vào các dự án hoặc chủ đầu tư hoặc bên môi giới giao dịch với khách để thu tiền, vì lý do chủ quan nên chu tục thực hiện … thậm chí là các trường hợp không có dự án, đất do cá nhân đứng tên, đất bị quy hoạch nhưng vẫn vẽ ra dự án để lôi kéo khách hàng.
Đin đặt mua 5 căn hộ tại dự án Thành Phố Chiến Thắng. Sau khi thanh toán tiền 250 triệu đồng thì Đin mới phát hiên đơn vị ký biên nhận đặt chỗ là đơn vị môi giới, không phải chủ đầu tư dự án. Ngoài ra, dự án chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý nên chưa thể triển khai thi công. Đin quyết định yêu cầu đơn vị môi giới phải hoàn trả lại tiền. Đơn vị môi giới không đồng ý hoàn trả lại tiền. Đin đi kiện

Tranh chấp do chủ đầu tư VI PHẠM CAM KẾT và không giải quyết quyền lợi cho bên mua.

Ở mức độ nhẹ chỉ tranh chấp về thời hạn bàn giao căn hộ và tiền phạt chậm bàn giao, cho đến các trường hợp rủi ro dẫn đến bên mua dễ bị mất trắng: dự án không có thật, dự án bị thế chấp nhưng vẫn bán cho bên mua, chủ đầu tư lâm vào tình trạng phá sản, đất thuộc quỹ đất nhà ở xã hội nhưng mở bán nhà thương mại…
Bi có mua một căn hộ thông qua đơn vị môi giới. Thời điểm mua, Bi được ký kết văn bản chuyển nhượng hợp đồng với công ty BlueLand. Đến thời điểm bàn giao căn hộ, Bi liên hệ với BlueLand thì được trả lời là công trình chưa xong, yêu câu chờ thông báo. Đã hơn 1 năm kể từ thời điểm đến hạn bàn giao nhà mà BlueLand vẫn không bàn giao. Bị làm căng thì BlueLand cho rằng mình cũng chỉ là nhà đầu tư thứ cấp mua sỉ lại số lượng lớn căn hộ rồi bán lại cho khách hàng, chứ không phải chủ đầu tư. Chủ đầu tư “thật” giờ đã mất kha năng tài chính, sắp phá sản rồi, nên Bi muốn kiện thì kiện đi nhé, BlueLand không liên quan. Bị nhờ BlueLand và giới tìm người chuyển nhượng lại hợp đồng của mình. Ai sẽ là nạn nhân tiếp theo?

Hoàng Hoài Thương