Cao tốc Bến Lức – Long Thành là dự án trọng điểm thuộc hệ thống trục đường quốc gia và gần đây nhất dự án này nhận được nhiều sự quan tâm từ Chính phủ trong công tác triển khai dự án.
Thông tin dự án cao tốc Bến Lức -Long Thành
Được đầu tư bởi Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành được huy động vốn từ nguồn vốn vay của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với tổng trị giá gói thầu là 636 triệu USD. Được đánh giá là dự án trọng điểm trực thuộc. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Cao tốc Bến Lức – Long Thành có tổng chiều dài là 57,1km và đi qua địa phận của tỉnh Long An bao gồm huyện Bến Lức và huyện Cần Giuộc, địa phận TP Hồ Chí Minh bao gồm các huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ và địa phận tỉnh Đồng Nai bao gồm huyện Nhơn Trạch và huyện Long Thành. Với tổng chiều dài là 57,1km được chủ đầu tư bố trí thành từng khu vực với từng độ dài khác nhau. Cụ thể:
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Long An: 2,7 km.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua Tp Hồ Chí Minh: 26,4 km.
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Đồng Nai: 28 km
Chính vì cao tốc Bến Lức – Long Thành được liệt kê vào trục đường quốc gia mà dự án được thiết kế chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn xe khẩn cấp. Vận tốc được thiết kế là 100km/h. Cũng do điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành phải xây dựng hơn 20 km cầu và cầu cạn, trong đó có hai cầu lớn xây dựng theo kiểu dây văng là cầu Bình Khánh dài 2,76 km bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Nhà Bè và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, và cầu Phước Khánh dài 3,18 km bắc qua sông Lòng Tàu nối huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Toàn tuyến đường cao tốc sẽ có 6 nút giao cắt và lối thoát.
Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành được đầu tư giai đoạn 1 là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1.607 triệu USD). Cao tốc Bến Lức – Long Thành là cao tốc trọng điểm trên địa bàn TP HCM, Long An, Đồng Nai vì vậy dự án này đem lại những lợi ích đáng kể. Đồng thời tạo sự phát triển kinh tế bền vững của các tỉnh phía Nam.

Cũng theo ý kiến của Ông Andrew Head – Phó giám đốc ADB tại Việt Nam – khu vực Nam Á – cho biết trong vòng 4 năm qua GDP của TP.HCM tăng 60%. Điều này cho thấy thị trường kinh tế đang được tăng lên và phát triển theo chiều hướng tốt. Vì vậy lưu lượng giao thông ở TPHCM sẽ tăng gấp đôi trong 7-8 năm tới. Vì vậy việc lưu chuyển giữa các tỉnh thành với khu vực TP HCM sẽ gia tăng lên rất nhiều, đòi hỏi cao tốc Bến Lức Long Thành phải được hoàn thành sớm và giải quyết tình trạng kẹt xe và gia tăng phát triển thị trường kinh tế tại khu vực này.
Chính vì vị trí của tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành nằm trên các tuyến đường liên vùng vì vậy mà tiến độ thực hiện của dự án cực kỳ quan trọng và giúp các dự án liên quan được lưu thông. Đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối trực tiếp và mạng đường cao tốc, quốc lộ, với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và sân bay Quốc tế Long Thành (sắp xây dựng). Chính vì nhiều nút giao và nút liên kết vào các đoạn đường trọng điểm nên cao tốc Bến Lức – Long Thành đã góp phần giảm áp lực giao thông, giảm tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian hành trình từ Long An đến tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.
Không chỉ dừng lại ở đó, cao tốc Bến Lức – Long Thành trong tương lai sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Sự liên kết hai tuyến cao tốc lớn này sẽ tạo ra một tuyến hành lang kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Đảm bảo rằng việc phát triển của khu vực này được đẩy mạnh và tăng trưởng nhanh chóng, kéo thị trường các tỉnh lân cận.
Việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe quá tải và cục bộ của các tuyến đường lớn như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 51, rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành cơ bản đã hoàn thành xong công tác giải phóng mặt bằng như thế nào?
Không thể phủ nhận được cao tốc Bến Lức Long Thành là dự án nhỏ. Chính vì quy mô dự án lên đến 58 km. Vì vậy dự án này chậm tiến độ không lần. Đặc biệt là gói thầu A5-A7 thuộc tuyến đường qua địa phận tỉnh Đồng Nai bao gồm 2 huyện Nhơn Trạch và Long Thành. Tại tuyến đường này dài hơn 27 km.

Trong gói thầu A5-A7 này, thì chủ đầu tư giao cho Ban Quản lý dự án các đường cao tốc phía Nam (SEPMU) làm chủ. Ông Lê Mạnh Hùng – Giám đốc của Ban quản lý SEPMU đã cho biết rằng hiện nay về tiến độ các gói thầu xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã đạt được khoảng 40% tổng khối lượng công trình. Tuy nhiên, hiện nay, do gặp khó khăn về nguồn vốn nên việc thi công dự án đang rất chậm. Chính vì nút thắt về mặt nguồn vốn này mà gói thầu này đang trong quá trình làm “cầm chừng” mặc dù vẫn được triển khai.
Cũng như đã nêu ở trên về nguồn vốn đầu tư của cao tốc Bến Lức Long Thành là từ nguồn vốn vay ADB vì thế mà thời gian thi công kéo dài không hoàn thành trong thời gian hiệp định vay vốn nên việc giải ngân cho dự án hiện không thể thực hiện. Điều này khiến cho toàn bộ dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành hiện đang rơi vào tình trạng “đói vốn”.
Việc ‘đói vốn” của dự án là tình trạng không hề xa lạ đối với các dự án lớn như thế này. Hệ lụy của việc thiếu ngân sách đó là ảnh hưởng đến tiến độ của các gói thầu phụ xây dựng. Theo thông tin từ chủ đầu tư cho biết, thì việc cạn vốn thời điểm hiện tại đã khiến cho quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng thi công bị kéo dài và dẫn đến việc thi công giải phóng mặt bằng cũng bị kéo dài. Kế hoạch thu hồi đất hơn 1.220 hộ dân trên diện tích 197ha cũng bị dời lại.
Để hỗ trợ cho chủ đầu tư trong công tác xây dựng cao tốc Bến Lức – Long Thành, thì UBND tỉnh Đồng Nai cũng ra sức hỗ trợ chủ đầu tư trong công tác thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng. Tính tới thời điểm ngày 18/04/2020 thì phần diện tích đất cần thu hồi trên địa bàn huyện Long Thành đã hoàn thành xong công tác phê duyệt phương án bồi thường đối với toàn bộ diện tích. UBND H.Long Thành đã bàn giao cho chủ đầu tư gần 93% diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án. Đối với 25 hộ dân còn lại chưa thực hiện bàn giao mặt bằng, UBND H.Long Thành đang lập hồ sơ cưỡng chế. Bên cạnh tin tốt từ huyện Long Thành, thì từ phía huyện Nhơn Trạch hiện nay địa phương đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư đạt khoảng 99% diện tích đất cần thu hồi. Đối với 2 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường do đang có tranh chấp, UBND H.Nhơn Trạch cũng có kế hoạch cưỡng chế trong tháng 4 này.
Đây được xem là dấu mốc tốt của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành vào tháng 4/2020 này. Gần như đối với công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư lại không bố trí được vốn để chi trả hết cho người dân.
Thời gian bao lâu cho cao tốc Bến Lức Long Thành xin gia hạn?
Vào tháng 4/2020, thì theo thông tin từ chủ đầu tư cho biết cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua đoạn Đồng Nai sẽ được hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên đến nay với hàng loạt khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện, chủ đầu tư đang phải xin gia hạn thêm thời gian để hoàn thành các hạng mục xây dựng.

Cũng theo đại diện của chủ đầu tư thì Ông Lê Mạnh Hùng cho hay, việc nan giải nhất mà dự án gặp phải khi thi công đó chính là xử lý mặt bằng sạch. Mặc dù UBND tỉnh Đồng Nai đã cố gắng hỗ trợ và được xem là tỉnh có tỷ lệ bàn giao mặt bằng khá cao nhưng mặt bằng được giao lại trong tình trạng “da beo” vì vậy cũng rất khó để thi công.
Nghịch lý mà các dự án luôn tồn đọng lại khi tiến độ dự án bị chậm đó là khi những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ thì chủ đầu tư lại rơi vào cảnh “hết vốn” thực hiện dự án. Cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng không ngoại lệ. Vì là dự án thực hiện bằng nguồn vốn vay, do đó, để có thể đẩy nhanh tiến độ, các hiệp định vay vốn với các nhà tài trợ phải được ký kết thì nguồn vốn mới được giải ngân. Do đó, hiện nay, chủ đầu tư dự án vẫn đang trong tình trạng “ngồi” chờ vốn để có thể đẩy nhanh tiến độ thi công. Để tránh tình trạng kéo dài mà không đem lại kết quả gì, thì chủ đầu tư đã chủ động đề chỉnh và xin gia hạn xin gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2022 hoặc 2023.
Xem xét trả dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành
Theo như thông tin mới nhất vào tháng 5/2020, cuộc họp giữa VEC và CMSC, lãnh đạo VEC cũng đã trình bày về tiến độ chậm của cao tốc Bến Lức – Long Thành. Vấn đề lớn nhất là vấn đề vốn, điều băn khoăn lớn nhất của dự án. VEC không có tiền trả nợ cho phần vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã được giải ngân trong thời gian qua do dự án chưa đưa vào vận hành.
VEC đã chỉ ra do thời gian thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã kết thúc từ ngày 30-6-2019 và chưa được gia hạn, dẫn đến các gói thầu đoạn phía tây sử dụng khoản vay ADB lần một (2730-VIE) và các gói thầu JICA tài trợ đã hết thời gian thi công theo hợp đồng nhưng chưa thể gia hạn. Các gói thầu đoạn phía đông sử dụng khoản vay lần hai không thể giải ngân dù đang trong thời gian thực hiện hợp đồng, hiệp định vay.
Đứng trước nhiều vấn đề về chậm tiến độ và ngân hàng cho vay ADB cũng đã thông báo chấm dứt khoản vay lần một nên chưa bố trí được nguồn vốn để tiếp tục giải ngân cho khối lượng còn lại của các gói thầu đoạn phía tây. Do vậy, VEC phải thực hiện các thủ tục điều chỉnh sang sử dụng nguồn vốn từ khoản vay lần hai (3391-VIE) và điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để tiếp tục giải ngân cho các gói thầu ADB (đã được ADB đồng thuận về chủ trương). Trong trường hợp thủ tục gia hạn khoản vay lần hai và đề xuất gia hạn Hiệp định Tài trợ khung (MFF) gửi đến chậm trễ, ADB sẽ không thể thực hiện hồi tố thủ tục để gia hạn, khi đó nguồn vốn ADB của dự án sẽ không còn (tương tự như đã xảy ra đối với khoản vay lần một).

Việc ngân hàng ADB chấm dứt hợp tác đã làm cho chủ đầu tư khốn đốn, và để kịp thời xoay sở, VEC đã phải báo cáo Chính phủ, các bộ, ủy ban để tìm kiếm nguồn vốn khác tiếp tục thực hiện đầu tư hoàn thành dự án, việc này là rất khó khăn trong điều kiện thực tế hiện nay của VEC. VEC cũng đã đưa ra một số giải pháp cho chính mình trong việc xoay nguồn vốn để thực hiện dự án. VEC đã đề xuất cho phép tạm sử dụng nguồn thu phí chưa đến kỳ trả nợ để thanh toán cho nhà thầu phần khối lượng đã thi công cũng như ứng kinh phí cho các địa phương để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng trong điều kiện nguồn vốn ngân sách chưa được cấp phát. Tuy nhiên đối với phương án này không khả thi vì vậy phương án này vẫn chưa được chấp nhận và đang trong quá trình cân nhắc.
Trước hàng loạt các vấn đề về chậm tiến độ thì Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam – Ông Phạm Văn Hùng cũng đã có nhiều dự án giao thông vướng các vấn đề không thể giải quyết, chủ đầu tư cũng muốn trả lại dự án cho Nhà nước. Tuy nhiên, theo ông Hùng, việc trả lại dự án sẽ gặp nhiều hệ lụy và rất phức tạp trong khâu điều hành, chủ đầu tư mới sẽ tiếp nhận, bàn giao như thế nào, rồi các công việc đang tiến hành dở dang của các đơn vị thi công cũ sẽ được giải quyết ra sao.
Điều chỉnh lại cao tốc Bến Lức – Long Thành như thế nào trong thời gian gần đây?
Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành mới đây nhất vào tháng 7/2020 đã được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1131/QĐ – TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.
Sau nhiều lần xin gia hạn thực hiện dự án thì lần gia hạn gần đây rơi vào thời gian 31/12/2023. Nội dung thực hiện trong bản báo cáo thì hầu như không thay đổi và giữ nguyên văn. Một điểm đáng chú ý là Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh mục Khoản vay lần thứ II của Dự án đường cao tốc GMS Bến Lức – Long Thành.
Cũng trong đợt điều chỉnh lần này Thủ tướng đã giao Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện dự án, đảm bảo kết thúc dự án đúng tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ, tránh phải gia hạn nhiều lần, sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư của Dự án, đồng thời chịu hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ GTVT được giao thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về tình hình triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định tại Nghị định số 131/2015/NĐ-CP ngày 25/12/ 2015 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia và Nghị định số 2/2020/NĐ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2015/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT sẽ phải tiếp tục giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 31/8/2020 việc sử dụng vốn dư của Hiệp định vay 3391-VIE nhằm hoàn thành các công việc chưa thực hiện của Hiệp định vay ADB lần 1 (2730-VIE) theo đúng quy định hiện hành.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn tất các thủ tục liên quan đến gia hạn Hiệp định khung, Hiệp định vay số 3391-VIE đã ký với ADB đến ngày 31/12/2023 theo quy định hiện hành để thông báo chính thức cho ADB trước ngày 31/7/2020.
Để Dự án sớm tiếp tục triển khai, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền nhằm giải quyết vướng mắc về bố trí vốn nước ngoài, vốn đối ứng và thực hiện các thủ tục giao vốn cho Dự án.
UBND các tỉnh, thành phố: Tp.HCM, Đồng Nai phải khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu trong Quý 3/2020 để triển khai thi công dự án.
Nhìn chung, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành sau nhiều lần bị trễ tiến độ, thì gần đây đang có những chuyển biến tốt và tích cực. Việc điều chỉnh lại dự án thông qua sự phê duyệt của Thủ tướng là một dấu mốc quan trọng cho dự án này.
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/san-bay-long-thanh-2/
Ngọc Thảo
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com