Sau nhiều lần điều chỉnh thời gian gia hạn dự án, thì mới đây cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đã điều chỉnh lại thời gian vốn vay. Để đẩy nhanh sớm thời gian thực hiện dự án, thì VEC – chủ đầu tư cũng mong muốn có sự phối hợp nhiều hơn nữa từ phía chính quyền.
Tổng quát về tuyến đường Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Cao tốc Bến Lức Long Thành được đầu tư bởi Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Đối với dự án này, nguồn ngân sách được huy động từ vốn vay và được ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đứng ra đảm nhiệm các khoản vay này, theo như kế hoạch thì tổng ngân sách giá trị gói thầu là 636 triệu USD. Với ngân sách khủng được đầu tư lớn như vậy dự án cao tốc Bến Lức Long Thành được đánh giá là một trong những dự án trọng điểm của khu vực và là cao tốc quan trọng trong hệ thống trục giao thông cao tốc Bắc – Nam. Vì vậy cao tốc Bến Lức Long Thành có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cao tốc Bến Lức – Long Thành là cao tốc trọng điểm trên địa bàn TP HCM, Long An, Đồng Nai vì vậy dự án này đem lại những lợi ích đáng kể. Đồng thời tạo sự phát triển kinh tế bền vững của các tỉnh phía Nam.

Với quy mô của cao tốc Bến Lức Long Thành trải dài từ Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai thì đây là tuyến cao tốc có tổng chiều dài là 57,1 km. Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua địa bàn cách như sau: Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Long An: 2,7 km. Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua Tp Hồ Chí Minh: 26,4 km. Cao tốc Bến Lức – Long Thành đi qua tỉnh Đồng Nai: 28 km.
Có thể thấy được sự liên kết vùng của các tỉnh dựa trên quy mô mà cao tốc Bến Lức Long Thành đi qua. Vì đây là dự án trực thuộc tuyến đường quốc gia nên được thiết kế chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn xe khẩn cấp. Vận tốc được thiết kế là 100km/h. Cao tốc Bến Lức Long Thành được thiết kế dựa trên đặc điểm tự nhiên của khu vực, vì vậy tuyến cao tốc Bến Lức Long Thành phải xây dựng hơn 20 km là cầu và cầu cạn. Hai cây cầu lớn thuộc tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành là Bình Khánh và Phước Khánh. Cầu Bình Khánh được thiết kế xây dựng theo kiểu dây văng với chiều dài là 2,76 km được bắc qua sông Soài Rạp kết nối giữa Nhà Bè và Cần Giờ. Cầu Phước Khánh cũng được thiết kế kiểu dây văng với chiều dài là 3,18 km đi qua sông Lòng Tàu nối Cần Giờ và Nhơn Trạch. Vì trải dài và kết nối giữa các tỉnh lại với nhau, nên cao tốc Bến Lức – Long Thành toàn tuyến sẽ có 6 nút giao cắt và lối thoát. Giai đoạn 1 của dự án cao tốc Bến Lức Long Thành được chủ đầu tư lập kế hoạch bố trí nguồn vốn là 31.320 tỷ đồng tương đương với 1.607 triệu USD.

Việc đánh giá nền kinh tế của khu vực này mà cao tốc Bến Lức Long Thành mang lại là nhờ vào chỉ số đánh giá của GDP trong vòng 4 năm qua. Có thể nhận thấy được, tốc độ phát triển đã tăng lên 60% và có thể nhận định rằng thị trường đang được tăng lên và phát triển theo chiều hướng tốt. Trước sức nặng của nền kinh tế phát triển, thì việc hạ tầng giao thông để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, có thể trong những năm tới lưu lượng giao thông ở TP HCM sẽ tăng gấp đôi. Đòi hỏi cao tốc Bến Lức Long Thành phải được hoàn thành sớm và giải quyết tình trạng kẹt xe và gia tăng phát triển thị trường kinh tế tại khu vực này.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành đầy tiềm năng
Việc cao tốc Bến Lức – Long Thành có vị trí quan trọng trong hệ thống cao tốc Bắc Nam. Là cơ sở cho các tuyến đường Chính vì vị trí của tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành nằm trên các tuyến đường liên vùng vì vậy mà tiến độ thực hiện của dự án cực kỳ quan trọng và giúp các dự án liên quan được lưu thông. Đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ nối trực tiếp và mạng đường cao tốc, quốc lộ, với hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và sân bay Quốc tế Long Thành (sắp xây dựng).
Chính vì nhiều nút giao và nút liên kết vào các đoạn đường trọng điểm nên cao tốc Bến Lức – Long Thành đã góp phần giảm áp lực giao thông, giảm tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, rút ngắn thời gian hành trình từ Long An đến tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và ngược lại.

Không chỉ dừng lại ở đó, cao tốc Bến Lức – Long Thành trong tương lai sẽ kết nối với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Sự liên kết hai tuyến cao tốc lớn này sẽ tạo ra một tuyến hành lang kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Đảm bảo rằng việc phát triển của khu vực này được đẩy mạnh và tăng trưởng nhanh chóng, kéo thị trường các tỉnh lân cận.
Việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành sẽ giải quyết được tình trạng kẹt xe quá tải và cục bộ của các tuyến đường lớn như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 51, rút ngắn thời gian đi từ Long An đến Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cao tốc Bến Lức Long Thành gần như giảm được áp lực về ngân sách
Cao tốc Bến Lức – Long Thành sau nhiều lần xin gia hạn dự án thì mới đây nhất, dự án đã có công thư gửi ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do Bộ Tài Chính biên soạn. Nội dung của công thư liên quan tới việc Chính phủ sẽ ủng hộ và đồng ý cho gia hạn vốn vay đến ngày 21/12/2023.

Đối với ngân sách dự án khủng này, thì Thủ tướng đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông- Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, VEC và các cơ quan liên quan sớm báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí kế hoạch vốn nước ngoài, vốn đối ứng cho Dự án. Trong đó, ưu tiên đề xuất ngay nguồn vốn phù hợp để chi trả khoản tiền chậm thanh toán cho nhà thầu đang thi công (khoảng 15 triệu USD). Khối lượng công việc cần thực hiện cho Dự án này sẽ còn nhiều áp lực nếu các Bộ, ngành có liên quan thiếu quyết liệt.
Động thái từ ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã tạm dừng các khoản vay lại. Trước động thái đó thì Thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Tài đề nghị ADB gia hạn khoản vay đối với Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành. Trong đó, thể hiện mong muốn của Chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng khoản vay ADB để hoàn thành Dự án này.
Gia hạn khoản vay cho cao tốc Bến Lức – Long Thành
Trước thông tin về yêu cầu gia hạn vốn vay từ ngân hàng Phát triển Châu Á. Đại diện của VEC cũng đã cho biết, nếu Bộ Tài chính không khẩn trương làm thủ tục đề nghị gia hạn Hiệp định khoản vay số 2 (3391 – VIE), với tổng giá trị còn lại khoảng 250 triệu USD, thì ADB sẽ đóng khoản vay này tương tự như đã làm với khoản vay số 1 (2730 – VIE, có giá trị còn lại 177/350 triệu USD) hồi giữa năm 2019. Khi đó, Dự án sẽ không có vốn để tái khởi động công trường đã đình trệ từ đầu năm 2019, do chủ đầu tư không thể tìm được nguồn thay thế để hoàn tất các hạng mục của Dự án với giá trị còn lại khoảng 4.665 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD.

Nguồn vốn hiện giờ của dự án vẫn đang trong trạng thái chờ. Kể từ tháng 12/2018 VEC đã nhiều lần báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp khẩn trương gia hạn các hiệp định vay ADB để đảm bảo nguồn vốn từ nhà tài trợ này được cung cấp đầy đủ. Nhưng thực tế thì sau nhiều lần gửi gần 40 văn bản tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đến tháng 5/2020, quá trình gia hạn hiệp định và điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án mới được giao Bộ GTVT khởi động chính thức. Việc chờ đợi để được giải quyết các vấn đề về vốn kéo dài gần 2 năm đã làm chấm tiến độ của dự án.
Chỉ được bộ Giao thông Vận tải quyết định khởi công, nhưng đó là trên giấy tờ, còn thực tế thì dự án chưa thể xác định được thời điểm sẽ hoàn thành đầu tư và đưa vào khai thác sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vấn đề pháp lý đối với các đơn vị tham gia thực hiện dự án, dẫn đến khiếu kiện, khiếu nại từ phía các nhà thầu quốc tế, không phát huy hiệu quả nguồn vốn đã đầu tư.
Đứng trước áp lực từ phía Thủ tướng yêu cầu phối hợp để triển khai và một mặt đứng trước sự chậm trễ về phê duyệt nguồn vốn, thực sự VEC rất căng thẳng tại đoạn phía Đông sử dụng vốn từ khoản vay ADB số 3391-VIE (gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7). Tại gói thầu này thì khối lượng thi công đoạn này mới đạt khoảng 38,66%. Các gói thầu vẫn đang trong thời gian thực hiện hợp đồng, thi công cầm chừng do không được thanh toán khối lượng đã nghiệm thu từ sau thời điểm kết thúc thực hiện Dự án theo quyết định đầu tư (ngày 30/6/2019). Bởi vậy, Hiệp định vay 3391-VIE cần sớm được gia hạn đến ngày 31/12/2023 để có đủ vốn hoàn thành đầu tư Dự án.

Nói tóm lại, việc khó khăn nhất mà cao tốc Bến Lức Long Thành gặp phải là việc xử lý nguồn vốn vay từ ADB. Trước sự chỉ đạo của Thủ tướng thì cao tốc Bến Lức Long Thành sẽ tiếp tục triển khai công tác về giai hạn vốn vay và chủ động liên hệ với các bộ ngành để lập kế hoạch chính xác và cụ thể nhất.
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/cao-toc-ben-luc-long-thanh/
Ngọc Thảo
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com