Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài 98km với quy mô 4-6 làn xe là một trong những dự án trọng điểm để kết nối với tuyến đường cao tốc Bắc – Nam, là trục đường bộ xương sống của đất nước.
1. Thông tin dự chung về dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
a/ Khái quát chung về dự án
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây là dự án lớn với mức tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 14.356 tỉ đồng theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc loại hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT). Trong đó, nguồn vốn Nhà nước, theo quyết định được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là gần 2.480 tỉ đồng. Sau khi khởi công, dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng.

Theo chủ đầu tư dự án, năm 2019 cần khoảng 1.135 tỷ đồng cho công tác chuẩn bị khởi công. Trong đó, vốn giải phóng mặt bằng là 800 tỷ đồng (Bình Thuận 330 tỷ đồng và Đồng Nai 470 tỷ đồng), còn lại là chi phí dự phòng, chi phí tư vấn rà phá bom mìn và các hạng mục liên quan khác.
Cũng vào tháng 8/2019 vừa qua Ban quản lý dự án Thăng Long cho biết đã có thông báo kết quản lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu tư vấn giao dịch (tư vấn hỗ trợ kỹ thuật) cho dự án xây dựng đường cao tốc đoạn Phan Thiết Dầu Giây.
Có thể thấy ban quản lý dự án đã lựa chọn ra hai nhà thầu tư vấn quốc tế lớn là: Ernst & Young Solutions LLP (Singapore) và PricewaterhouseCoopers Private Limited (Ấn Độ). Bộ Giao Thông Vận Tải cũng đóng góp ý kiến cho ban quản lý dự án là việc sử dụng tư vấn giao dịch quốc tế để hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án cao tốc Bắc-Nam trong đó có đoạn cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đầu tư theo hình thức PPP là phù hợp và rất cần thiết.
Để đảm bảo cho vấn đề ngân sách được lưu thông thì Thủ tướng đã quyết định chuyển từ đầu tư PPP sang đầu tư công, sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước; sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền khai thác theo hình thức hợp đồng Kinh doanh – quản lý (O&M) để thu hồi vốn.
Việc Chính phủ quyết định chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công cho thấy tất cả dự án này đều rất cấp bách. Các dự án này là những dự án quan trọng của quốc gia và đã được Quốc hội có quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 52/2017/QH14 từ năm 2017. Thủ tướng giao Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT thực hiện thủ tục trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án theo quy định của Luật Đầu tư công
b/ Đóng góp của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây kết nối với hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Cụ thể tuyến đường Phan Thiết – Dầu Giây bắt đầu từ tuyến Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (trên quốc lộ 1A) và kết thúc tại tuyến giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Tại điểm nối này cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây kết nối với tuyến đường cao tốc Tp Hồ Chính Minh – Long Thành – Dầu Giây.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đề xuất quy hoạch với quy mô 6 làn xe và tốc độ lưu chuyển trên cao tốc này là 120 km/giờ. Dự án cũng được nhà đầu tư chia nhỏ thành nhiều giai đoạn để thuận tiện trong việc quản lý cũng như vận hành vốn. Cụ thể trong giai đoạn 1, dự án Phan Thiết – Dầu Giây sẽ xây dựng 4 làn xe với chiều rộng là 25 -27 m. Với mức đầu tư tại giai đoạn này hơn 18.000 tỷ đồng trong đó chi phí xây dựng khoảng 11.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 này dự kiến sẽ kéo dài thời gian hoàn thành trong vòng 36 tháng. Giai đoạn 1 của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đề ra nhiều hạng mục và kế hoạch cụ thể để triển khai như: Hệ thống công trình cầu gồm 68 cầu, với 18 cầu trên đường cao tốc, 40 cầu vượt trực thông với đường cao tốc, 10 cầu trong nút giao liên thông. Đường cao tốc sẽ khởi công vào cuối năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2023, riêng tổng chi phí dành cho các hạng mục này là 750 triệu đô la Mỹ.
Với mức đầu tư cho dự án cực lớn này, thì dự kiến khi hoàn thành thì cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mang lại cho tỉnh Bình Thuận lẫn tỉnh Đồng Nai nhiều cơ hội mới về kinh tế. Không chỉ mang lại về mặt kinh tế vừa là đòn bẫy kinh tế cho hai tỉnh, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây còn rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố Hồ Chí MInh đến các vùng duyên hải Nam Trung Bộ một cách nhanh chóng và chấm dứt tình trạng kẹt xe, quá tải cho quốc lộ 1A hiện tại như bây giờ.

Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây thực sự là dự án trọng điểm và đoạn kết nối quan trọng trong dự án cao tốc Bắc Nam. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật cũng đã đề ra tính cấp thiết và vai trò mà cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mang lại, việc giảm áp lực giao thông trên tuyến Quốc Lộ 1A là nhiệm vụ hàng đầu của hạ tầng giao thông liên kết quốc gia, bởi thế dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được ưu tiên triển khai và ưu tiên thực hiện báo cáo tiến độ. Được biết cao tốc Phan Thiết -Dầu Giây đã chuẩn bị toàn bộ giấy tờ thủ tục liên quan tới pháp lý đã đầy đủ và hoàn thiện về mặt pháp lý.
Chính nhờ lợi ích mà cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây mang lại nhờ rút ngắn thời gian di chuyện cũng như khoảng cách không còn là vấn đề thị dự án này liên tục nhận được sự kỳ vọng. Theo như chủ đầu tư, dự án dự kiến sẽ được triển khai vào năm 2020.
Cập nhập tin tức tiến độ toàn bộ về cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được khởi công dự kiến vào quý 3/2020. Vì vậy tỉnh ủy của Đồng Nai Và Bình Thuận được yêu cầu phối hợp chặt chẽ với nhau cũng với chủ đầu tư và các đơn vị quản lý đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho ban quản lý dự án càng sớm càng tốt.
Về phía chính quyền địa phương của tỉnh Đồng Nai thì hiện tại tỉnh đang triển khai di dời hệ thống điện cao thế và tập trung tối đa để giải phóng mặt bằng các khu vực liên quan tới dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án cho biết thì quyến đường này đi qua địa phận Đồng Nai dài hơn 50 km. Đến nay, đơn vị này đã bàn giao cọc mốc, giải phóng mặt bằng được hơn 45 km, trong đó trên địa bàn huyện Xuân Lộc gần 30 km, huyện Cẩm Mỹ gần 14 km và TP. Long Khánh 2,6 km. Như vậy tuyến đường tại địa phận tỉnh Đồng Nai chỉ còn 5,6 km là chưa bàn giao cọc mốc. Đoạn 5,6 kkm này đang được chờ ý kiến thống nhất của Bộ Giao thông Vận tải.

Nhằm triển khai thực hiện nhanh chóng tiến độ dự án, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã yêu cầu đơn vị ban quản lý dự án phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố Long Khánh và các huyện thực hiện công tác giải phòng mặt bằng hoàn tất và bàn giao cho ban quản lý để kịp chuẩn bị khởi công dự án vào quý III/2020.
Tháng 4/2020, chi cục Quản lý đất đai Đồng Nai cho biết huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng phục vụ dự án. Tại huyện Xuân Lộc mới hoàn thành việc kiểm kê, xác minh nguồn gốc đất đối với toàn bộ diện tích cần thu hồi. Nguyên nhân Xuân Lộc giải phóng mặt bằng chậm là do huyện có diện tích đất cần thu hồi lớn (thu hồi 274 ha của 520 hộ tại 9 xã). Dự kiến tỉnh sẽ giao được mặt bằng trong quý 2 năm nay.
Tại Bình Thuận, tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi qua địa bàn hai huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam với chiều dài khoảng 53 km. UBND tỉnh Bình Thuận, đoạn đường cao tốc đi qua địa phận của tỉnh thì sau hoàn thành đường cao tốc có 6 làn xe và bề rộng nền đường 32,25m với vận tốc thiết kế từ 100 – 120 km, toàn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận có 7 nút giao liên thông, 40 cầu vượt, 54 hầm chui bố trí tại các vị trí giao cắt với đường địa phương và đường gom với tổng chiều dài 185,1km sẽ được tích cực triển khai. Đến nay, cơ quan chức năng đã phê duyệt bản đồ địa chính 8/8 xã, hồ sơ giá đất của hai huyện. Kinh phí giải phóng mặt bằng đoạn cao tốc qua địa bàn tỉnh dự kiến khoảng gần 900 tỉ đồng.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã bàn giao mặt bằng cho dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với tổng diện tích là 291,8 ha bao gồm các khu vực của huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam. Khu vực bàn giao này chiếm đến 79,8% diện tích toàn dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Theo như thông tin mới nhất từ việc cấp vốn cũng như hình thức đầu tư từ các chủ đầu tư, vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020 chuyển đổi 3 dự án thành phần (Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây) trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông từ phương thức đối tác công – tư (PPP) sang đầu tư công và đồng ý bổ sung vốn không quá 23.461 tỉ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư 3 dự án quan trọng quốc gia này.
Chung quy lại, cao tốc Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây đã giải phóng mặt bằng gần 149,4/160,7km (đạt 93%) và tỉnh Đồng Nai đã GPMB được 30/51,3km (đạt 58,3%).Để đánh giá đúng về tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án còn chậm do khối lượng còn lại liên quan đến đất ở, tái định cư và di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng Bưu chính Viễn thông cho biết, hiện khối lượng di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn, tuy nhiên tiến độ triển khai công tác lập phương án, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng của các chủ quản lý sử dụng công trình còn chậm, nên không đáp ứng tiến độ bàn giao mặt bằng trong quý II/2020. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản gửi và họp trực tiếp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để phối hợp trong công tác GPMB, đảm bảo đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Về tiến độ khởi công, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông cho biết, dự kiến một số gói thầu của cao tốc Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây sẽ khởi công trong tháng 9.2020, các gói thầu còn lại khởi công trong năm 2021. Trong khi đó, 5 dự án thành phần thực hiện theo hình thức PPP dự kiến sẽ phát hành hồ sơ mời thầu nhà đầu tư trong tháng 7.2020.
Ngọc Thảo
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/vanh-dai-3/
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com