Cấp bách mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây

UBND tỉnh Đồng Nai đã cho thấy sự chủ động trong việc điều tiết tiến độ thực hiện cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Việc đề xuất Thủ tướng và kiểm tra báo cáo tiến độ các dự án liên quan khác, được UBND tỉnh Đồng Nai làm hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ. 

UBND tỉnh Đồng Nai muốn nhanh chóng mở rộng làn xe

Được biết tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (cao tốc HLD) được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào năm 2007 và chia làm 2 giai đoạn xây dựng. Giai đoạn 1 – Đoạn An Phú – Long Thành với quy mô 4 làn xe cho cả đường và cầu, đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ năm 2015. Giai đoạn 2 –  Đoạn từ An Phú – Long Thành sẽ mở rộng lên 8 làn xe cho cả đường và cầu, đoạn từ Long Thành đến Dầu Giây sẽ mở rộng lên 6 làn xe, thực hiện vào năm nay (2020). Với tình hình lưu lượng phương tiện vận chuyển hiện này thì tại tuyến cao tốc này thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, cụ thể là nút giao An Phú (Q.2, TP.HCM) và nút giao đường cao tốc với QL51. 

Trước tình trạng quá tải nghiêm trọng của tuyến đường, ngay khi Tổng công ty Cảng hàng không VN (ACV) trình phương án 3 tuyến đường chính kết nối TP.HCM và các địa phương khác với Sân Bay Long Thành (trong đó có cao tốc HLD), UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án mở rộng tuyến đường lên 12 làn xe, thay vì 8 làn xe theo quy hoạch. 

Xem thêm: Bà Rịa – Vũng Tàu đẩy nhanh tiến độ 19 dự án trọng điểm

Theo đánh giá của UBND tỉnh Đồng Nai thì cao tốc HLD là trục giao thông chính kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nếu quy hoạch 8 làn thì không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển. Ông Cao Tiến Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, nhiều lần trình đề xuất Thủ tướng xem xét đầu tư mở rộng tuyến cao tốc HLD lên 10 – 12 làn xe. Một phần để giải quyết thực trạng ùn tắc giao thông hiện nay, một phần đảm bảo kết nối giao thông đồng bộ khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác. 

Kèm theo đó là những báo cáo về tình hình tiến độ thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn. 

Toan-canh-cang-hang-khong-quoc-te-Long-Thanh
Toàn cảnh cảng hàng không quốc tế Long Thành

Sự nhập nhằng trong việc thi công xây dựng cao tốc của nhà thầu. 

TS Vũ Anh Tuấn cho hay việc mở đường phải xác định có cả quỹ đất đầu tư, thậm chí có khi phải giải phóng toàn vùng để phát triển đô thị, tạo ra giá trị thặng dư, tái đầu tư cho hạ tầng. Bên cạnh đó, cần có chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư tham gia, vừa xây đường, vừa phát triển đô thị dọc tuyến. Vì thế, cần sớm điều chỉnh, lập quy hoạch mới để xác định vùng ranh đất cần giải phóng. 

Cuối năm 2019, Bộ GTVT đã giao Tổng công ty Cửu Long (Tổng công ty đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long) nghiên cứu mở rộng cao tốc HLD lên 6 – 8 làn xe, đề xuất phương án đầu tư mở rộng đáp ứng nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an toàn giao thông. Nhưng khi trao đổi với báo thanh niên thì đại diện Tổng công ty Cửu Long thông tin Bộ GTVT không đề nghị cụ thể đơn vị này nghiên cứu phương án mở rộng lên bao nhiêu làn. Tới thời hạn cận kề năm 2020 thì Tổng công ty đã khẩn trương triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mở rộng cao tốc HLD. Dự kiến trong tuần này Tổng công ty Cửu Long sẽ có kết quả nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT.

Xem thêm: Dự án khu nghỉ dưỡng và sinh thái AmaCCao tại Xuyên Mộc, Đồng Nai

Cao tốc HLD cần nhanh chóng mở rộng

Theo Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE) – đơn vị quản lý đường cao tốc HLD – trung bình hiện nay, mỗi ngày cao tốc HLD phục vụ 75.000 lượt xe, trong khi cao tốc được thiết kế chỉ dành cho 59.000 lượt phương tiện/ngày. Trước tình hình thống kê đó VECE đã chủ động và liên lục truyền tải thông tin khuyến cáo chủ phương tiện, lái xe lựa chọn lộ trình thích hợp trong khung giờ cao điểm để tránh ùn ứ, ách tắc vào các dịp hè, lễ, tết. 

TS Vũ Anh Tuấn – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển GTVT Việt Đức đã nhận định rằng “Nhu cầu đi lại trên hành lang tuyến cao tốc HLD đang tăng trưởng với tốc độ vượt xa rất nhiều so với dự báo. Trong tương lai, áp lực giao thông đè lên mạng lưới đường hành lang kết nối TP. HCM và các tỉnh phía đông còn tăng lên mạnh mẽ hơn vì giao lưu phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM với các tỉnh miền Đông Nam bộ được dự báo mạnh hơn nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ”.

Qua sự chia sẻ của TS Vũ Anh Tuấn thì việc mở rộng cao tốc HLD giai đoạn 2 là cấp bách. Nhìn nhận thấy được các tuyến đường phạm vi từ Đồng Nai đổ lại, nhiều khu đô thị mới đã được xây dựng, các nhà đầu tư thi nhau đổ về đây khiến giá đất khu vực này đang tăng “phi mã”. Cao tốc HLD không chỉ phục vụ kết nối di chuyển, giao thông liên tỉnh mà còn có vai trò đặc biệt là kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành trong tương lai.

De-xuat-mo-rong-lan-duong-se-giup-giao-thong-nhanh-chong-va-tranh-un-tac
Đề xuất mở rộng làn đường sẽ giúp giao thông nhanh chóng và giảm ùn tắc

Nếu phải mở rộng làn xe lên 12 làn thì việc giải phóng mặt bằng thực sự rất quan trọng, và kéo theo đó là việc lấy đất xây đường hay giành đất làm thêm các đường song hành để hạn chế điểm đấu nối, tránh tình trạng trở nên ùn tắc. 

Ngọc Thảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *