THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH

THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH

Cầu Cát Lát là mấu chốt và là cơ sở hạ tầng thiết yếu giúp giải quyết các vấn đề nan giải về tình trạng giao thông của các tuyến đường cao tốc hiện nay. Việc xây dựng cầu Cát Lái sẽ đẩy mạnh việc phát triển của tỉnh cũng như của vùng kinh tế phía Nam. 

Cầu Cát Lát và điểm hấp dẫn của dự án

Cầu Cát Lái được xây dựng bắt qua sông Đồng Nai, và thuộc tuyến đường Nguyễn Thị Định đoạn từ Quận 2 (Hồ Chí Minh) đến Lý Thái Tổ (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Cầu Cát Lái được thiết kế xây dựng theo kiểu cầu dây văng và tổng chiều dài của cây cầu là 4.500 mét với chi phí dự tính là 6.000 tỷ đồng. Cầu Cát Lái được đề xuất vào tháng 1/2020 và sẽ hoàn thành vào năm 2025. Đây là giải pháp để làm thay thế đi tình trạng ùn tắc giao thông tại phà Cát Lái và sự phát triển nhanh chóng của thành phố Nhơn Trạch. 

THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

Quy mô dự tính của cầu Cát Lái đem lại cho thành phố Nhơn Trạch nhiều nguồn lợi mới chính là nhờ vào đây là công trình đô thị chủ yếu, với quy mô 6 làn cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Mặt khác, cầu Cát Lái là động lực để xúc tiến việc kết nối tuyến tỉnh lộ từ huyện Nhơn Trạch ra cao tốc TP.HCM – Long Thành-Dầu Giây. Việc kết nối hai tuyến đường này sẽ làm cho cụm cảng Tân Cảng – Cát Lái – Phú Hữu sẽ gần hơn với cầu Cát Lái. 

Việc xây dựng cầu Cát Lái còn là động lực để TP HCM và tỉnh Đồng Nai đẩy nhanh triển khai các dự án ở cảng biển, cảng đường thủy nội địa từ phà Cát Lái hiện hữu lên phía thượng lưu giáp cầu Đồng Nai. Không dừng lại ở đó, cầu Cát Lái khi được đưa vào hoạt động sẽ là tuyến đường nhộn nhịp với mật độ tàu bè rất cao và hiển nhiên là những tàu lớn đem lại sự phát triển kéo theo cho tuyến sông Đồng Nai này. 

Được biết, hình thức đầu tư dự án này theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT). Cũng vào thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, đồng ý xây cầu thay thế phà Cát Lái, và UBND tỉnh Đồng Nai sau đó đã được Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.200 tỉ đồng.

THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

Lựa chọn phương án để xây dựng cầu Cát Lái 

Để sớm thực hiện dự án cầu Cát Lái thì vừa qua, vào ngày 5/06/2020 Sở GTVT TP HCM và tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp về dự án cầu Cát Lái nối quận 2 (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Và đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI), đơn vị này đã đưa ra 3 phương án tuyến cho dự án cầu Cát Lái.

  • Phương án tuyến 1: Chiều dài được đề xuất là 11,7km, với khối lượng giải phóng mặt bằng (GPMB) khoảng 37,37ha. Điểm đầu nối với tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, cách cầu Phước Khánh khoảng 2,5km. Tuyến bám theo đường quy hoạch lên phía Bắc tới bến phà Cát Lái hiện tại, vượt sông Đồng Nai tại phà Cát Lái đi vào đường Nguyễn Thị Định (quận 2, Tp.HCM) và kết nối với đường Vành đai 2 tại nút giao Mỹ Thủy.
  • Phương án tuyến 2: Chiều dài được đề xuất là 10,5km, với khối lượng GPMB 14,36ha. Điểm đầu tuyến trùng với điểm đầu tuyến của phương án 1, sau đó đi lên phía xã Phú Hữu, vượt sông Đồng Nai và kết nối với đường Vành đai 2 tại vị trí giữa điểm đầu cầu Phú Mỹ và trạm thu phí cầu Phú Mỹ.
  • Phương án tuyến 3: Chiều dài được đề xuất là 12,4km, khối lượng GPMB 20,45ha. Điểm đầu nối với tuyến Bến Lức – Long Thành tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, cách cầu Phước Khánh khoảng 2,5km. Tuyến đi bám theo đường quy hoạch lên phía Bắc tới xã Đại Phước gần khu vực ngã 3 sông Đồng Nai và sông Cái. Tuyến vượt sông và kết nối với đường số 58 (cạnh cổng C cảng Cát Lái), nối vào đường Vành đai 2 tại vị trí cách cầu Ba Cua khoảng 300m về phía cầu Phú Mỹ.
THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu đơn vị tư vấn chỉ ra rõ ưu và nhược điểm của 3 phương án trên nhằm đánh giá tính khách quan của 3 phương án đó. Theo kết quả mà đơn vị tư vấn tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai thì mỗi phương án đều có những ưu điểm, hạn chế, cụ thể có 2 phương án được lựa chọn trong 3 phương án được đề xuất, cụ thể là: 

  • Phương án 1: Tổ chức kết nối giao thông thuận lợi, tuyến kết nối trực tiếp vào đường Nguyễn Thị Định và nút giao thông Mỹ Thủy, sau đó nối vào Vành đai 2 và đường Đồng Văn Cống để đi vào các trục chính khác như Đại lộ Đông Tây, cao tốc TPHCM – Dầu Giây – Long Thành… Tuy nhiên việc đưa giao thông kết nối vùng kết hợp giao thông nội bộ cảng Cát Lái (chủ yếu trọng tải nặng) làm tăng đột biến lưu lượng trên đường Nguyễn Thị Định, gây ùn tắc và mất an toàn.
  • Phương án 2: Tuyến đi vào khu vực đầu cầu Phú Mỹ hiện có lưu lượng giao thông rất lớn, kết nối vào Vành đai 2 sau đó nối vào trục ven sông Sài Gòn để đi vào các trục chính của TPHCM như Đại lộ Đông Tây, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây… Theo phân tích của đơn vị tư vấn, phương án 2 ít ảnh hưởng đến Tân Cảng Cát Lái nhất, không tạo thêm kết nối. Dự kiến thời điểm kết thúc thu phí của trạm Phú Mỹ vào năm 2023, do vậy việc xây dựng cầu Cát Lái không ảnh hưởng đến việc thu phí của trạm Phú Mỹ. Sau khi phân tích nhiều góc độ, đơn vị tư vấn đề xuất chọn phương án số 2.
THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

Sau khi nghe đơn vị tư vấn giải thích về 2 phương án được lựa chọn, thì tại buooie hợp này đại diện các bên tham gia cũng đóng góp ý kiến tích cực cho giải pháp xây dựng Cầu Cát Lái này: 

  • Về phía chính quyền địa phương, UBND tỉnh Đồng Nai các phương án tuyến phần lớn không gặp trở ngại, vì phần dự án đi qua ít ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng. 
  • Còn về phía TP HCM cũng đóng góp ý cho các phương án tuyến, đại diện quận 2 cho biết phương án tuyến số 2 đi ra hướng bờ sông Sài Gòn, qua dự án xử lý nước thải, dự án nhà ở xã hội của CTCP Thủ Thiêm, khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi. 
  • Thêm vào đó, thì đại diện của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn lại đề xuất không chọn phương án 3, vì có thể dự án sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cảng, nhất là với cổng C – nơi mỗi năm đóng góp ngân sách 93.000 tỷ đồng. 
  • Và đại diện quận 2 đề xuất chọn phương án 1 vì đường Nguyễn Thị Định đang mở rộng 60m. 
  • Giám đốc Sở GTVT TPHCM Trần Quang Lâm đề nghị đơn vị tư vấn làm rõ thêm những thông tin góp ý từ các đơn vị dự họp, đặc biệt thông tin từ quận 2, để từ đó có thông tin chính xác, đầy đủ, trình lãnh đạo 2 địa phương xem xét, quyết định phương án tuyến.

Việc quy hoạch, kết nối dự án cầu Cát Lái có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ cho Tp.HCM, Đồng Nai còn cho cả khu vực Đông Nam bộ và một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Bởi vì tính quan trọng sự sự đóng góp từ cầu Cát Lát là hết sức to lớn, nên UBND tỉnh cũng yêu cầu đơn vị tư vấn cần xem xét bao quát, đầy đủ, để khi triển khai và sau này đưa dự án vào sử dụng, sẽ phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng cầu Cát Lái hết sức cấp bách, sẽ kết nối các dự án giao thông trọng điểm, mở ra liên kết vùng rộng lớn. Đặc biệt, hiện cây cầu này đang quá tải về lượng phương tiện giao thông lưu thông, liên tục trong tình trạng kẹt xe kéo dài.

Thống nhất phương án nào để xây dựng cầu Cát Lái ?

Theo thông tin từ sở Giao Thông – Vận Tải vào tháng 8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án cầu thay phà Cát Lái. Sau đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã làm việc với các sở, ngành của TP.Hồ Chí Minh để thống nhất các nội dung liên quan đến dự án. 

THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

UBND tỉnh Đồng Nai cũng chỉ ra một phương án vị trí theo hồ sơ bổ sung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào tháng 5-2017. Tuy nhiên, do lo ngại mật độ giao thông cao cũng như phải điều chỉnh quy mô đường Nguyễn Thị Định trên địa bàn quận 2, nên các cơ quan chức năng TP.Hồ Chí Minh chưa đồng thuận với phương án này. Cũng trên quan điểm này, giám đốc sở GTVT ông Từ Nam Thành cũng nhận định đường Nguyễn Thị Định đã thực hiện điều chỉnh quy hoạch 3 lần. Do đó, nếu tiếp tục điều chỉnh thêm lần thứ 4 để kết nối với cầu Cát Lái thì rất khó khăn nên phía TP.Hồ Chí Minh đề nghị có thêm phương án mới.

Tiếp nhận nhiều thông tin từ các cơ quan chức năng góp ý và tham mưu thì TP.Hồ Chí Minh đã yêu cầu Sở GTVT và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía Nam nên nghiên cứu 2 phương án và đề xuất vị trí xây cầu Cát Lái. Cụ thể, 2 phương án này một lần nữa gây ra nhiều băn khoăn cho cơ quan chính quyền lựa chọn: 

  • Phương án vị trí 1: (theo hồ sơ trình bổ sung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vào tháng 5-2017), hướng tuyến của cầu Cát Lái có điểm đầu nối với dự án nút giao Mỹ Thủy rồi đi dọc đường Nguyễn Thị Định trên địa bàn quận 2 (TP.Hồ Chí Minh) sau đó sẽ vượt sông Đồng Nai kết nối đường đi Cảng Cát Lái. 4 làn xe và 8 làn xe
  • Phương án 2: Vị trí cầu Cát Lái có điểm đầu kết nối với đường vành đai 2 (cách cổng Trạm thu phí Phú Mỹ khoảng 450m, cách nút giao Mỹ Thủy hơn 1km), rồi đi theo đường nội bộ, cắt qua rạch Kỳ Hà trên địa bàn quận 2, sau đó vượt sông Đồng Nai kết nối đường đi Cảng Cát Lái.

Sở GTVT và Công ty cổ phần tư vấn thiết kế GTVT phía Nam đưa ra giải thích cho 2 phương án này, tuy nhiên, hiện nay cả 2 phương án này vẫn chưa nhận được sự đồng thuận từ phía cơ quan chức năng TP.Hồ Chí Minh. Bởi nếu theo 2 phương án này, TP.Hồ Chí Minh sẽ gặp khó khăn khi phải thực hiện điều chỉnh quy mô đường Nguyễn Thị Định. Việc kết nối cầu với các tuyến đường gây nguy cơ ùn tắc giao thông. 

Quỹ đất nào để phục vụ dự án?

UBND tỉnh Đồng Nai vừa qua cũng đã đề xuất phương án của mình cho Thủ tướng Chính phủ và đã được chấp thuận. Dự án xây dựng cầu Cát Lái sẽ được chia tách ra làm 3 dự án thành phần gồm: 

  • Phần đường dẫn phía TP.Hồ Chí Minh được giao cho UBND TP.Hồ Chí Minh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT)
  • Phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT
  • Phần cầu chính sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo hình thức BOT.

Đối với phần cầu chính, trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao, quỹ đất đối với phần đầu tư hợp đồng xây dựng – chuyển giao này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Chính vì khúc mắc này việc tính toán xây dựng các phương án xây dựng, cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư từ 7,2 ngàn đến khoảng 9 ngàn tỷ đồng. Do đó, việc tính toán nguồn vốn cho dự án hiện cũng đang được xem xét kỹ.

THÔNG TIN CẦU CÁT LÁI VÀ TIỀM NĂNG ĐEM LẠI CHO TỈNH
Hình: Hình minh họa về Cầu Cát Lái

Theo tình hình thực tế của quỹ đất tại địa phương thì theo ông Nguyễn Tấn Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch chia sẻ là còn khá nhiều và lớn. Qua rà soát, hiện còn khoảng 4 ngàn hecta đất có thể tạo vốn cho dự án. Chính vì vậy để đáp ứng cho việc xây dựng cầu Cát Lái là khả thi và cần thiết.

Nói tóm lại, việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở giao thông sẽ mang lại cho địa bàn tỉnh nhiều sự phát triển vượt bậc và nâng tâm kinh tế lên rất nhiều. Cầu Cát Lái sẽ là động lực phát triển nhiều dự án có liên quan và là điểm thu hút nhiều nhà đầu tư vào Đồng Nai. Tiềm năng từ cầu Cát Lái là rất lớn vì thế việc gấp rút chuẩn bị phương án xây dựng luôn được chính quyền địa phương tỉnh và thành phố quan tâm và triển khai thường xuyên. 

Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/bat-dong-san-phu-my-hay-cau-chuyen-ve-dat-nuoc-bien-p-2/

Ngọc Thảo

  • Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
  • Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM
  • Hotline: 0908.27.55.44
  • Website: www.hoangkhaiminh.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *