Cầu Phước An – giải pháp mới cho Cảng Cái Mép- Thị Vải

Vừa qua Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Lê Tuấn Quốc đã cơ bản thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng cảng Cái Mép- Thị Vải giai đoạn 2. Dự án này còn được gọi là dự án cầu Phước An, nó được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cảng Cái Mép. 

Cơ bản thông qua dự án Cầu Phước An – giai đoạn 2 của dự án đầu tư xây dựng liên cảng Cái Mép – Thị Vải

Giai đoạn 1 của dự án tuyến đường liên cảng dài khoảng 19,65 km được nối từ Cảng tổng hợp Container Cái Mép Hạ (thị xã Phú Mỹ) đến phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ. Giai đoạn này đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2005 cho đến nay. Dự án xây Cầu Phước An là giai đoạn 2 của dự án này. 

Cầu Phước An sẽ vượt qua sông Thị Vải với chiều dài 3,76 km với tổng mức đầu tư là 4.879 tỷ đồng. Cây cầu này sẽ nối từ khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu) với cao tốc Bến Lức- Long Thành, TP.HCM- Long Thành, TP.HCM- Long Thành- Dầu Giây- Đồng Nai. Dự án đến nay vẫn chưa được triển khai do nguồn vốn đầu tư khó khăn. 

Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Lê Tuấn Quốc về cơ bản thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cầu Phước An, do Ban Quản lý Dự án Giao thông Khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải báo cáo. Dự kiến, nguồn vốn được huy động từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Ban quản lý dự án cũng dự kiến thời gian xây dựng và hoàn thành là 5 năm kể từ ngày khởi công. 

Hình ảnh mô phỏng cầu Phước An

Từ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án,  nhiều giải pháp cứu nguy cho cảng Cái Mép được đưa ra

Cầu Phước An có tầm quan trọng trong việc nối từ đường liên cảng qua huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để vào cao tốc Bến Lức – Long Thành. Nó giúp rút ngắn tuyến đường vận chuyển từ các tỉnh miền Tây Nam bộ qua TP. HCM, Đồng Nai đến Bà Rịa – Vũng Tàu, từ đó phá thế “độc tuyến” cho Quốc lộ 51, hiện đang ngày càng quá tải. Thời gian vận chuyển nhanh sẽ giúp giảm chi phí vận tải. 

Việc có thêm tuyến đường vận chuyển ngoài QL51 sẽ giúp hàng hóa được vận chuyển nhanh hơn, giảm tình trạng ù ứ hàng ở cảng Cái Mép – Thị Vải. Từ đó tăng hiệu suất khai thác cảng, tăng nguồn thu cho tỉnh từ cảng biển, và tăng kết nối giao thông với cảng. 

Trước đây, vì tuyến đường vận chuyển hàng theo đường bộ từ Nhơn Trạch đến cảng Cái Mép- Thị Vải khá xa và chi phí vận chuyển cao, nên nhiều doanh nghiệp chọn hình thức vận chuyển hàng bằng phà đến cảng Cát Lái, để giảm bớt chi phí và làm thủ tục thông quan tại đây. Khi có cầu Phước An, tuyến đường vận chuyển hàng từ Nhơn Trạch đến cảng Cái Mép-Thị Vải sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nhờ đó, cảng Cái Mép- Thị Vải sẽ được chọn làm nơi xuất hàng đi nước ngoài chủ lực của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Cầu Phước An được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp

Tạm kết, việc khởi công xây dựng dự án Cầu Phước An sẽ đem lại nhiều lợi thế cho Cảng Cái Mép- Thị Vải nói riêng và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *