dang-ky-dat-dai

Đăng ký đất đai là gì? Không đăng ký bị phạt như thế nào?

Đăng ký đất đai là nghĩa vụ phải thực hiện đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý, nếu không đăng ký có thể bị phạt tới 10 triệu đồng nếu là hộ gia đình, cá nhân, phạt tới 20 triệu đồng nếu là tổ chức.


Đăng ký đất đai là gì?

* Khái niệm và nghĩa vụ đăng ký đất đai

Đăng ký đất đai là nghĩa vụ phải thực hiện và được giải thích rõ tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.”.

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý có nghĩa vụ bắt buộc phải đăng ký đất đai; riêng quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu.

* Phân loại

Khoản 2, 3 và 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 phân loại đăng ký đất đai, tài sản gắn liền thành đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, cụ thể:

– Đăng ký lần đầu gồm các trường hợp sau:

+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng.

+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa được người sử dụng đăng ký.

+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký.

+ Tài sản gắn liền với đất chưa đăng ký (gồm nhà ở và tài sản khác).

– Đăng ký biến động được thực hiện khi thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi, gồm:

TTTên trường hợpThời hạn phải đăng ký biến động
1Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền của mình như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốnPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
2Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người sử dụng đất được phép đổi tênPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
3Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở tài sản là tài sản riêng của vợ, chồng thành tài sản chung của vợ chồngPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
4Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình hoặc của tổ chức hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đấtPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
5Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành khi hòa giải tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận theo hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án, quyết định thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá đất phù hợp với pháp luậtPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
6Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế như quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác đối với thửa đất liền kềPhải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
7Có thay đổi về kích thước, hình dạng, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất
8Tài sản gắn liền với đất có thay đổi so với nội dung đã đăng ký

Không đăng ký có thể bị phạt tới 20 triệu đồng

Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý. Nếu không đăng ký là vi phạm nhưng không phải mọi trường hợp đều có quy định xử phạt vi phạm hành chính.

Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký như sau:

* Không thực hiện đăng ký lần đầu

* Mức phạt khi không đăng ký biến động

Ngoài việc bị phạt tiền buộc phải đăng ký biến động theo quy định.

Lưu ý:

– Mức phạt tiền trên đây áp dụng với hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn; tại khu vực đô thị mức phạt sẽ gấp đôi (mức cao nhất đối với hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị là 10 triệu đồng).

– Mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức xử phạt đối với hộ gia đình, cá nhân (tại khu vực đô thị phạt tới 20 triệu đồng).

* Ai bị xử phạt?

Khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định người bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

– Khi chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động thì xử phạt với cả hai bên.

– Khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động thì xử phạt với bên nhận chuyển quyền (bên mua, bên nhận tặng cho, nhận thừa kế).

– Trường hợp cho thuê, thế chấp mà không đăng ký biến động thì người bị xử phạt là người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Xem thêm: Số lượng người và cách ghi tên trên Sổ đỏ, Sổ hồng

Theo LuatVietnam

Công ty CP ĐT Địa Ốc Hoàng Khải Minh

  • Địa chỉ: tầng 4, tòa nhà GIC, 275 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM
  • Hotline: 0908.27.55.44
  • Website: www.muabannhadatphumy.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *