Theo thông tin mới nhất, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu chậm nhất năm 2020 khởi công với 2 thành phần tổng chiều dài là 77,8km. Bà Rịa – Vũng Tàu đang thúc đẩy tiến độ dự án và định hướng đến năm 2030.
Nghiên cứu 10 năm vẫn chưa có gì
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với tổng chiều dài toàn tuyến 77,8km; BGTVT chia dự án làm 2 thành phần. Thành phần 1 từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) với chiều dài tuyến là 46,8km, điểm đầu giao với tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua TP. Biên Hòa; điểm cuối nối với nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải; chiều dài đoạn qua Đồng Nai là 34,2km và 12,6km qua Bà Rịa – Vũng Tàu (với 3,8km đường cao tốc và 8,8km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải).
Dự án thành phần 2 từ thị xã Phú Mỹ đến TP. Vũng Tàu ( tuyến đường dài 31km). Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 14.956 tỷ đồng, trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 12.166 tỷ đồng, đoạn qua Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 2.790 tỷ đồng.
Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, áp lực giao thông trên Quốc lộ 51 hiện nay rất lớn, tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên và dày đặc. Hơn nữa, hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải chỉ mới khai thác được khoảng 40% công suất, hàng hóa từ các cảng chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy, chỉ khoảng 20% đi theo đường bộ. Tầm nhìn sau hệ thống cảng Cái Mép – Thị Vải tăng công suất, tình trạng ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 51 sẽ trầm trọng hơn. Thế nên việc đầu tư cho cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 2020 – 2025 để giảm bớt áp lực cho Quốc lộ 51.
Vào tháng 7/2019, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã có buổi họp cùng lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai về phương án triển khai cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Tuy nhiên Bộ trưởng cho rằng dự án đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu dù được đánh giá là có vai trò quan trọng với hai tỉnh cũng như đã được nghiên cứu gần 10 năm nay nhưng cũng chẳng có gì. Việc dự án cao tốc “giậm chân tại chỗ” chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức của cơ quan chức năng, những phương án chưa khả thi của đơn vị tư vấn, phương án giải phóng mặt bằng chưa phù hợp.
Kết thúc cuộc họp, Chính phủ để lãnh đạo Bà Rịa -Vũng Tàu chuẩn bị các thủ tục đầu tư, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án. Hai tỉnh ( Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai) sẽ thống nhất ngân sách kiến nghị với trung ương hỗ trợ về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi phí xây dựng đoạn qua tỉnh Đồng Nai. Giai đoạn 2019-2020, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ trình Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và giai đoạn 2021-2025 sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng.
Quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc Biên Hòa – Đồng Nai, là bước thúc đẩy kinh tế toàn vùng. Đầu tháng 11/2019, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai đã cùng thống nhất các nội dung liên quan đến phương án đầu tư đường cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu để trình Thủ tướng Chính phủ.
Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây lắp đoạn qua tỉnh Đồng Nai, hai tỉnh cũng thống nhất kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ. Ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Về phương thức đầu tư, đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), hợp đồng BOT có sự hỗ trợ của Nhà nước. Thời gian hoàn vốn 24,5 năm. Được biết, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chuẩn bị từ nguồn lực nội tại đầu tư công của tỉnh. Tỉnh sẽ bán đấu giá các khu đất công vị trí vàng, dồn nguồn lực để quyết tâm làm cho bằng được con đường này. Có 3 doanh nghiệp đã tiếp xúc lãnh đạo tỉnh xin đầu tư BOT tuyến đường trên. Tỉnh sẽ khởi công ngay tuyến đường trên khi Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Bốn phương án đầu tư
Theo thông tin từ Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, để dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có thể khởi công sớm đơn vị tư vấn phải khẩn trương phối hợp cùng các đơn vị, xác định rõ tuyến cao tốc này nằm ở vị trí nào so với QL51 và dự án đường sắt nhằm thực hiện thuận lợi nhất. Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đúng quy hoạch, quy hoạch bao nhiêu giải phóng bấy nhiêu, không giải phóng mặt bằng theo giai đoạn.
Trên cơ sở đó, đã đưa ra 4 phương án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 thuộc thành phần 1 cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu để nghiên cứu, lựa chọn phương án khả thi nhất.
Cụ thể như là phương án 1, thi công toàn tuyến từ Biên Hòa đến Cái Mép – Thị Vải, giải phóng toàn bộ mặt bằng, làm toàn bộ đường gom hai bên. Quy mô đường cao tốc đoạn từ Biên Hòa đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây hình thành chiều rộng nền đường/mặt đường là 11/12m.
Với đoạn từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến cao tốc Bến Lức – Long Thành thực hiện một trong hai phương án: hoặc làm theo đúng quy hoạch 8 làn xe hoặc làm 4 làn xe đầy đủ. Riêng đoạn từ Bến Lức – Long Thành đến cảng Cái Mép – Thị Vải làm đúng quy hoạch 6 làn xe.
Với phương án 2, giải phóng mặt bằng toàn bộ bằng ngân sách địa phương, sau đó sẽ tập trung đầu tư xây dựng đoạn đường từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Cái Mép – Thị Vải theo đúng quy hoạch 8 làn xe. Đoạn đường từ Biên Hòa đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây sẽ đăng ký đầu tư công bằng nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021 – 2026.
Cụ thể của phương án 3 triển khai theo hướng đoạn đường từ Biên Hòa đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây với 4 làn cao tốc bề rộng nền đường là 17m. Đoạn từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Cái Mép – Thị Vải sẽ làm theo đúng quy hoạch.
Phương án cuối cùng đối với đoạn dài 30km từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đầu tư xây dựng đúng quy hoạch để có hạ tầng kết nối giải phóng hàng hóa, tạo điều kiện cho cảng Cái Mép – Thị Vải phát triển. Đoạn đường từ Biên Hòa đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây dài 16,8km sẽ đăng ký vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2026, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm làm toàn bộ cả phần xây lắp và giải phóng mặt bằng.

Bộ trưởng đề nghị hai địa phương phối hợp với các cấp để có phương án khả thi nhất.
Trên cơ sở phê duyệt, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị Bộ GTVT cho tiến hành đầu tư giai đoạn 1. Đồng thời, giao UBND tỉnh Đồng Nai làm cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án đoạn từ Biên Hòa đến cao tốc Long Thành – Dầu Giây và giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đoạn từ cao tốc Long Thành – Dầu Giây đến Phú Mỹ – Cái Mép. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ chịu toàn bộ chi phí giải phóng mặt bằng trên đoạn tuyến đường cao tốc được đề xuất.
Mọi thông tin xin liên hệ
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
36 đường số 5, KDC CityLand Central Hills, phường 7, Gò Vấp, TPHCM
Hotline: 0908.27.55.44
Website: www.hoangkhaiminh.vn
KT