1. Khái quát về tình hình chung của huyện Long Thành
Có thể thấy quy hoạch huyện Long Thành là vấn đề cấp thiết và mang lại nhiều tiềm năng. Huyện Long Thành là một trong những huyện có vị trí chiến lược phát triển kinh tế trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sức hút của huyện Long Thành thể hiện ở mật độ dân số đứng thứ 3 của tỉnh Đồng Nai, sau huyện Trảng Bom và thành phố Biên Hòa. Không chỉ thế, trên địa bàn của huyện còn có Cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được triển khai xây dựng. Cho thấy được huyện Long Thành có sức nóng và thu hút các nhà đầu tư hơn cứ cứ khu vực lân cận nào.

Huyện Long Thành sở hữu vị trí tiềm năng với diện tích 431,01 km². Trung tâm huyện nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 32 km về phía đông, cách thành phố Biên Hòa 24 km về phía bắc và cách thành phố Vũng Tàu 60 km về phía nam.
- Phía đông giáp huyện Cẩm Mỹ
- Phía đông bắc giáp các huyện Trảng Bom và Thống Nhất
- Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và huyện Nhơn Trạch
- Phía nam và đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía bắc giáp thành phố Biên Hòa.
- Hạ tầng giao thông vì thế cũng được lên hạng. Mạng lưới giao thông huyện Long Thành được đầu tư mạnh mẽ và tập trung đầy đủ các loại hình giao thông như: đường bộ – đường sắt – đường thủy – hàng không.
Có thể kế đến các tuyến đường lớn do trung ương đầu tư như:
- Tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (đang triển khai xây dựng)
- Tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (đã đưa vào sử dụng)
- Tuyến đường cao tốc Bến Lức – Nhơn Trạch – Long Thành (dự kiến năm 2020 thông xe)
- Đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51B đạt tiêu chuẩn cấp II với 4-6 làn xe để thực hiện chuyển giao quốc lộ 51A đoạn ngang qua thị trấn Long Thành cho địa phương quản lý.
- Các đường tỉnh 769, 319 đoạn đi qua địa bàn huyện
- Đường tỉnh Cụm cảng hàng không quốc tế Long Thành – Cẩm Mỹ nối với các tỉnh Nam Trung Bộ
- Nâng cấp đường tỉnh 25B từ quốc lộ 51 đi Nhơn Trạch
- Mở mới tuyến đường tỉnh 25C từ Cụm cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi Nhơn Trạch
- Xây dựng tuyến đường tỉnh ở khu vực kho trung chuyển miền Đông đi Biên Hoà
- Mở rộng tỉnh lộ 769 từ Lộc An đi Bình Sơn
Lợi thế đường sông cũng mang lại cho huyện Long Thành nhiều tiềm năng kinh tế như:
- Xây dựng bến tàu khách trên sông Đồng Nai
- Bến tàu khách Gò Dầu trên sông Thị Vải
- Bến tàu khách du lịch Tam An.
Huyện Long Thành sở hữu với 7 khu công nghiệp lớn được Chính phủ phê duyệt và đem lại nguồn thu không ít chi huyện Long Thành như:
- Khu công nghiệp An Phước: 201 ha
- Khu công nghiệp Gò Dầu: 210 ha
- Khu công nghiệp Long Đức: 580 ha
- Khu công nghiệp Long Thành: 488 ha
- Khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn: 498 ha
- Khu công nghiệp Phước Bình: 640 ha (Đang xây dựng)
- Khu công nghiệp công nghệ cao Amata Long Thành: 410 ha (Đang xây dựng).
2. Thông tin quy hoạch của huyện Long Thành
Theo như thông tin quy hoạch được Chính Phủ phê duyệt khu vực huyện Long Thành sẽ là khu đô thị cảng hàng không, đô thị vệ tinh phía đông của TP Hồ Chí Minh, theo đó trung tâm là thị trấn Long Thành hiện hữu sẽ phát triển với vai trò là Là trung tâm đào tạo-nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng.

Theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Đồng Nai, thị trấn Long Thành sẽ được nâng cấp lên đô thị loại IV vào năm 2020 và sẽ trở thành đô thị loại III trong những năm tiếp theo. Để đạt được các tiêu chí đó, không gian kinh tế- xã hội và không gian kiến trúc đô thị của TT Long Thành hiện hữu cần được phát triển theo hướng kết nối hài hòa với cấp vùng cụ thể phải kết nối khu vực xung quanh như xã Tam An với KCN Long Thành, khu vực xã An phước với các khu dân cư hiện hữu và các dự án mới cận kề thị trấn.
Trên cơ sở đó bằng Quyết định số 5929/UBND-CNN ngày 31/8/2011 UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị trấn Long Thành
3. Quy hoạch thị trấn Long Thành huyện Long Thành
Theo đồ án Quy hoạch vùng TP Hồ Chí Minh đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Đồng Nai, kế thừa tính chất đô thị thị trấn Long Thành được phê duyệt năm 2007, câp nhật bổ sung các yếu tố tác động từ quy hoạch vùng TP . HCM và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, tính chất và chức năng của khu quy hoạch được xác định như sau:
- Là khu vực trung tâm vùng tỉnh phát triển công nghiệp, đô thị – dịch vụ của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng KTTĐPN nói chung.
- Là trung tâm đào tạo-nghiên cứu khoa học, trung tâm công nghiệp công nghệ cao của vùng;
- Là đầu mối giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không của vùng, quốc gia, quốc tế;
- Là trung tâm của vùng huyện Long Thành định hướng phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2020 và đạt đô thị loại III cho giai đoạn 2020-2030.
- Là trung tâm Chính trị-Kinh tế-Văn hóa-Xã hội, Khoa học-Kỹ thuật, Giáo dục-Đào tạo, du lịch, dịch vụ của huyện Long Thành;
- Phát triển thương mại- dịch vụ chất lượng cao: thương mại – tài chính, khách sạn, văn phòng, triển lãm – hội nghị. …
- Có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Quy mô lập quy hoạch có dện tích nghiên cứu và thể hiện quy hoạch là 5.329 ha. Quy mô dân số khu vực lập quy hoạch:
- Giai đoạn đến năm 2020: 70.000 -80.000 người.
- Giai đoạn đến năm 2030: 90.000 người
UBND huyện Long Thành cũng định hướng cho việc quy hoạch thị trấn Long Thành bao gồm:
- Khu trung tâm hành chính huyện: có kế hoạch nâng cấp và cải tạo, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ trong tương lai và tạo bộ mặt cảnh quan tương xứng với tiềm năng phát triển của huyện.
- Khu trung tâm thương mại: hiện đã xây mới khu phố chợ Long Thành (chợ Quán Thủ cũ) và đi vào hoạt động, đồng thời có kế hoạch xây dựng lại chợ Long Thành cũ thành khu trung tâm thương mại để đáp ứng nhu cầu thương mại trong khu vực.
- Khu trung tâm văn hóa + TDTT : hiện nay trong khu vực lập quy hoạch đã có trung tâm văn hóa TDTT cấp huyện với quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu người dân đến năm 2030.
- Từng bước có kế hoạch di chuyển các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong khu dân cư vào các khu,cụm công nghiệp tập trung.
- Hiện đại hóa các trung tâm xã hiện hữu để trở thành các trung tâm phường.
- Cải tại, nâng cấp các khu ở đô thị và khu ở nông thôn hiện hữu theo hướng đô thị.
- Các khu ở nông thôn hiện hữu thuộc xã An Phước, Long Đức, Lộc An .. trong tương lai sẽ từng bước nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV phù hợp với hướng phát triển của đô thị Long Thành.
Không chỉ dừng lại ở đó, UBND huyện Long Thành còn xây dựng các khu ở phù hợp cho công nhân lao động và người thu nhập thấp:
- Trong khu vực lập quy hoạch các khu đất ở theo dự án khi được xây dựng sẽ dành 20% quỹ đất có hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho các đối tượng bị di dời nhà ở để xây dựng các dự án mới và đối tượng người có thu nhập thấp.
- Các dự án đảm bảo tính hiện đại, hấp dẫn, kết nối với khu vực hiện hữu. Trong giai đoạn đầu, dự kiến sẽ phát triển các khu QH đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
- Cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo hướng hiện đại và đồng bộ.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng được UBND huyện đề cao, cụ thể như:
- Nền xây dựng và cống thoát nước mưa không gây ngập và úng cục bộ
- Giao thông nội thị, giao thông nông thôn: đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm và đảm bảo đi lại thuận lợi, dễ tiếp cận, an toàn.
- Cấp nước đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm.
- Cấp điện và thông tin liên lạc: đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm
- Xử lý chất thải, nghĩa trang, nghĩa địa và môi trường : đảm bảo theo tiêu chuẩn quy phạm.
- Cơ sở hạ tầng xã hội.
- Hiện đại và đồng bộ từ cấp thị xã tới cấp phường, xã và tổ dân phố, ấp.
4. Thông tin quy hoạch huyện Long Thành bắt đầu từ quy hoạch xã Phước Thái
Huyện Long Thành không ngừng đổi mới và quy hoạch lại khu vực của mình để đẩy mạnh phát triển kinh tế huyện và nâng cao mức sống cho người dân. Mới đây UBND huyện đã chủ trì cuộc họp Hội đồng Thẩm định quy hoạch xây dựng và cùng các Thành viên Hội đồng đã bỏ phiếu thông qua thông qua Đồ án Quy hoạch xây dựng xã Phước Thái.
Mục tiêu của việc quy hoạch xã Phước Thái nhằm cụ thể hóa các định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Long Thành và quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan. Thêm vào đó là khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới, hội nhập với sự phát triển vùng và khu vực, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế. Làm cơ sở pháp lý triển khai lập quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư xây dựng và công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch. Đề xuất các danh mục các chương trình đầu tư các dự án trọng điểm, chiến lược theo từng giai đoạn.

Theo như thông tin từ UBND huyện Long Thành thì trên địa bàn xã Phước Thái dự kiến quy hoạch hai khu chức năng:
- Khu sản xuất bao gồm khu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khu thương mại dịch vụ du lịch
- Khu dân cư thì bao gồm khu dân cư nông thôn tập trung và khu dân cư theo dự án.
Quy hoạch xã Phước Thái được UBND huyện Long Thành đề cao và tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và thương mại- dịch vụ theo hướng khu Công nghiệp Gò Dầu với diện tích khoảng 347 ha, ngoài ra UBND huyện Long Thành còn tổ chức hệ thống khu trung tâm xã, trụ sở các công trình hành chính và công trình công cộng phục vụ khác được bố trí tại khu trung tâm hành chính mới, tổ chức hệ thống các khu dân cư dự kiến sẽ xây dựng tám điểm dân cư và hai khu quy hoạch dân cư phát triển dự án.
5. Quy hoạch huyện Long Thành với 5 vùng phát triển
Để hoạch định sẵn sàng kế hoạch phát triển kinh tế huyện Long Thành trong tương lai. Thì vừa qua UBND huyện Long Thành đã báo cáo đồ án quy hoạch xây dựng vùng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cho Hội đồng thẩm định tỉnh Đồng Nai. Điểm đáng chú ý nhất đồ án này là vùng huyện Long Thành được quy hoạch thành 5 phân vùng phát triển.
Cụ thể 5 phân vùng phát triển vùng huyện Long Thành bao gồm:
- Vùng đô thị – công nghiệp phía Bắc Cảng hàng không quốc tế Long Thành (bao gồm các xã An Phước, Long Đức, Lộc An)
- Vùng đô thị hỗn hợp – sinh thái nông nghiệp phía Nam Cảng hàng không quốc tế Long Thành (bao gồm các xã Phước Bình, Tân Hiệp và một phần xã Bàu Cạn)
- Vùng lâm nghiệp – du lịch sinh thái phía Đông Bắc (bao gồm các xã Bình An, Cẩm Đường và phần còn lại xã Bình Sơn)
- Vùng sinh thái nông nghiệp công nghệ cao – đô thị xanh – thông minh phía Tây (bao gồm các xã Long Phước và Long An)
- Vùng khu vực chức năng đặc thù sân bay Long Thành (xã Bình Sơn).
Song song với quy hoạch vùng thì UBND huyện Long Thành cũng báo cáo về quy hoạch khu vực tại huyện Long Thành thành 3 khu vực đô thị, cụ thể là:
- Đô thị Long Thành (đô thị đa chức năng)
- Đô thị Bình Sơn (đô thị gắn với Sân bay Long Thành)
- Đô thị Phước Thái (đô thị cảng).
Huyện Long Thành liên tục đề xuất các đề án quy hoạch huyện, cho thấy được sự quan tâm sát sao đến việc phát triển kinh tế của huyện. UBND huyện cũng đề ra tầm nhìn của việc quy hoạch vùng huyện Long Thành là hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực của vùng tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng đô thị trung tâm và là cực phía Đông của TP.Hồ Chí Minh. Trong đó, đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Nhờ những nỗ lực của UBND huyện Long Thành, thì vừa qua UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thiện đồ án. Đặc biệt, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cần cung cấp các số liệu mới nhất để đơn vị tư vấn cập nhật vào đồ án, bám sát hiện trạng phát triển. Để thêm phần chính xác cũng như tính chặt chẽ trong từng giai đoạn của việc quy hoạch thì UBND tỉnh Đồng Nai cũng yêu cầu đơn vị tư vấn và UBND huyện Long Thành tính toán lại quy mô dân số để đưa ra các giải pháp phát triển hợp lý. Tính toán phương án mở rộng và đầu tư xây dựng mới các tuyến đường giao thông phục vụ Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ngoài ra, do là địa phương có quỹ đất cao su lớn nên cũng phải có phương án quy hoạch nhằm khai thác tối nguồn lực từ quý đất này.
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/vanh-dai-3/
6. Quy hoạch huyện Long Thành với 3 khu vực đô thị
Cũng như việc quy hoạch 5 vùng phát triển của huyện Long Thành, thì việc quy hoạch 3 khu vực đô thị cũng mang lại cho huyện Long Thành nhiều tiềm năng. Việc quy hoạch 3 khu vực đô thị này đang được đơn vị tư vấn là Viện Nghiên cứu thiết kế đô thị Hà Nội nghiên cứu.
- Đô thị Long Thành (đô thị đa chức năng) sẽ lên Thị Xã Long Thành trong giai đoạn từ năm 2020-2030
- Đô thị Bình Sơn (đô thị gắn với Sân bay Long Thành) sẽ là đô thị phục vụ dịch vụ cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- Đô thị Phước Thái (đô thị cảng) là đô thị cảng phục vụ cho cụm cảng biển nhóm 5 sông Thị Vải.
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai thì việc quy hoạch huyện Long Thành thành 3 khu vực đô thị chức năng xung quanh sân bay Long Thành sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không khoảng 15km. Cụ thể như sau:
- Vùng 1 là các khu chức năng hỗ trợ gồm: các kho trung chuyển, khu logistics, khu công nghiệp, khu hỗ trợ cảng hàng không. Khu chức năng này được bố trí với khoảng cách từ 5-7km quanh khu vực cảng hàng không.
- Vùng 2 là các khu dân cư hiện hữu, khu tái định cư, khu đô thị thông minh, thành phố sân bay. Vùng này được quy hoạch dự kiến khoảng 15.000 ha, tổ chức liên kết 3-4 đô thị tạo thành chùm đô thị ở đây.
- Vùng 3 là các khu chức năng dịch vụ – thương mại quy mô lớn như: khu thương mại tự do, khu vui chơi giải trí, dịch vụ hỗ trợ hàng không. Quy mô của các khu này cần khoảng 5 ngàn ha được bố trí tại các cửa ngõ giao thông vào sân bay.
- Vùng 4 gồm các khu du lịch, dịch vụ, thể thao với quy mô diện tích khoảng 2 ngàn ha. Các khu này được bố trí cách cảng hàng không khoảng 10km.
- Vùng 5 được xem như vùng đệm cảng hàng không gồm: mảng xanh dự trữ phát triển, khu cách ly, các khu phát triển nông – lâm nghiệp và an ninh quốc phòng.
Để đảm bảo việc thực hiện suôn sẻ, thì Sở Xây Dựng cũng đề xuất cho UBND huyện Long Thành về ranh giới của vùng phụ cận Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì phía Bắc giáp TP.Biên Hòa, phía Tây giáp sông Đồng Nai, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ và phía Nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo ý kiến của sở Xây Dựng thì quy mô, vị trí của từng khu chức năng cụ thể sẽ được tính toán và xác định trong nghiên cứu đồ án quy hoạch sau này.
Hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế của huyện Long Thành, thuộc vùng đô thị trung tâm. Huyện Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành một trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao và vùng nông nghiệp công nghệ cao.
Tải full bộ tài liệu: Đánh giá tiềm năng thị trường bất động sản Long Thành tại đây
Ngọc Thảo
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com