Nội dung thông tin về quy hoạch thị xã Phú Mỹ
Theo kế hoạch quy hoạch vùng của Thị Xã Phú Mỹ đến năm 2025, thị xã sẽ trở thành đô thị mới, thành phố cảng biển với nhiều hoạt động kinh tế – xã hội sôi nổi.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001. Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ. Xét đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tại tờ trình số 5138/TTr-UB ngày 18 tháng 12 năm 2001 và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công văn số 03/BXD-KTQH ngày 02 tháng 01 năm 2002, Thủ tướng Chính Phủ quyết định: “Phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Cụ thể nội dung quy hoạch được căn cứ theo điều 1 “Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị mới Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020” với những nội dung chính như sau:
Phạm vi lập quy hoạch chung:
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích 33.794 ha.
Tính chất
Là đô thị mới, giữ vai trò là trung tâm công nghiệp, cảng, dịch vụ, du lịch, là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Quy mô dân số:
- Năm 2005, dân số đô thị là 125.000 người
- Năm 2010, dân số đô thị là 180.000 người
- Năm 2020, dân số đô thị là 280.000 người
Quy mô đất xây dựng:
- Đến năm 2005: Đất xây dựng đô thị khoảng 3.580 ha với chỉ tiêu 358m2/người, trong đó đất dân dụng 850 ha với chỉ tiêu 85m2/người.
- Đến năm 2010: Đất xây dựng đô thị khoảng 4.340 ha với chỉ tiêu 289m2/người, trong đó đất dân dụng 1.200 ha với chỉ tiêu 80m2/người.
- Đến năm 2020: Đất xây dựng đô thị khoảng 6.624 ha với chỉ tiêu 264,9m2/người, trong đó đất dân dụng 1.750 ha với chỉ tiêu 70m2/người.
Định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị:
Hướng phát triển
Đô thị phát triển trên cơ sở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành hiện hữu và mở rộng theo hướng Nam và Đông.
Phân khu chức năng :
- Các khu dân cư có diện tích 925 ha bao gồm: Khu Mỹ Xuân có diện tích 222 ha tại khu vực từ suối Ngọc Hà về phía Bắc; Khu Phú Mỹ có diện tích 444 ha tại khu vực từ suối Ngọc Hà đến đường vào cảng Cái Mép và Khu Phước Hoà có diện tích 259 ha tại khu vực xã Phước Hoà.
- Các khu công nghiệp, kho tàng có diện tích 3.374 ha, bao gồm 5 khu công nghiệp tập trung và 3 cụm cảng nước sâu, gồm: Khu công nghiệp Mỹ Xuân A1 có diện tích 300ha; Khu công nghiệp Mỹ Xuân A2 có diện tích 370 ha; Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 có diện tích 500 ha; Khu công nghiệp Phú Mỹ có diện tích 954 ha; Khu công nghiệp Cái Mép có diện tích 670 ha.
- Hệ thống các trung tâm: bao gồm trung tâm hành chính – chính trị có quy mô 38 ha và các cơ quan ngoài đô thị có diện tích 4,1 ha; các trung tâm dịch vụ công cộng có diện tích 20 ha, được bố trí thành 3 cấp, cấp đô thị, cấp khu nhà ở và đơn vị ở; các khu du lịch, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí có diện tích 4.300 ha được bố trí tại khu du lịch Núi Dinh, Thị Vải.
- Các trung tâm chuyên ngành gồm có: trung tâm trung tâm giáo dục có diện tích 74,9 ha; các trung tâm y tế có diện tích 10 ha bao gồm mạng lưới y tế cấp phường, y tế khu vực và bệnh viện; trung tâm văn hoá, thể dục thể thao có diện tích 30 ha bao gồm trung tâm thể thao, sân vận động và câu lạc bộ thể thao bố trí theo hệ thống trung tâm đô thị và từng khu vực kết hợp với khu cây xanh và công trình văn hoá; các khu an ninh, quốc phòng có diện tích 1.671,72 ha gồm bãi tập Trường sĩ quan thiết giáp tại xã Phước Hoà và Hội Bài và các khu quân sự khác.
- Hệ thống cây xanh, công viên văn hoá và công viên rừng có diện tích 451 ha, bao gồm: khu 1 có diện tích 160 ha bố trí ở Mỹ Xuân; khu 2 có diện tích 268 ha gồm khu công viên trung tâm phía Tây 23 ha, khu thể dục thể thao phía Đông 30 ha và khu công viên rừng ven núi 215 ha; khu 3 có diện tích 23 ha bố trí tại xã Phước Hoà.
Về kiến trúc và cảnh quan đô thị
Khai thác đặc điểm đô thị ven sông gắn với các rạch và dãy núi Thị Vải, núi Dinh, hình thành không gian kiến trúc phong phú, đa dạng trên cơ sở phát triển kiến trúc nhà thấp tầng tại các Khu công nghiệp; các khu ở mật độ thấp gắn với các khu du lịch, giải trí và hệ thống công viên cây xanh; đồng thời phát triển các khu ở và khu trung tâm với kiến trúc nhà cao tầng.
Định hướng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
Về giao thông:
- Đường bộ: giao thông đối ngoại gồm đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đi về phía Đông đô thị; mạng lưới đường nội bộ được bố trí theo trục dọc Bắc – Nam và ngang Đông Tây với khoảng cách bước đường 0,5 – 1,0 km.
- Đường thủy: hệ thống cảng chính gồm cảng Mỹ Xuân, cảng tổng hợp Thị Vải và cảng tổng hợp Cái Mép.
- Đường sắt: tuyến đường sắt nối tuyến Bắc Nam với Vũng Tàu sẽ được hình thành theo hành lang kỹ thuật bao gồm đường vận tải bộ, đường sắt và ống dẫn khí.
Về chuẩn bị kỹ thuật đất đai :
Cốt xây dựng khống chế cho các khu vực lớn hơn +2,17 m. Đối với các khu vực cao, không bị ngập lụt chủ yếu san đắp cục bộ, hạn chế thay đổi địa hình tự nhiên, tạo một số hồ lấy đất đắp nền cho khu vực thấp, kết hợp làm hồ chứa nước, tạo cảnh quan và làm hồ điều hoà. Đối với khu vực thấp thường bị ảnh hưởng ngập lụt, chủ yếu ven sông Thị Vải và khu vực phía Nam đô thị, cần bảo đảm cao độ khống chế từ + 2m đến + 2,5m.
Về cấp điện:
- Nguồn điện: lấy từ Nhà máy điện Phú Mỹ.
- Chỉ tiêu tính toán điện sinh hoạt là 1.500 KWh/người/năm; chỉ tiêu cấp điện công nghiệp 250KW/ha.
- Tổng công suất yêu cầu 3.911.150.000 KWh/năm.
- Xây dựng một tuyến điện 110KV và 8 trạm biến thế 110/22 KV.
Về cấp nước:
- Nguồn nước lấy từ nguồn nước ngầm nhà máy nước Phú Mỹ công suất 20.000 m3/ngày và nhà máy nước mặt Tóc Tiên công suất 20.000 m3/ngày và nhà máy nước mặt công suất 200.000 m3/ngày.
- Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt là 150L/người/ngày đêm và chỉ tiêu cấp nước công nghiệp 40m3/ha.
- Tổng nhu cầu dùng nước 240.000 m3/ngày.
Về thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước.
- Xây dựng 10 trạm xử lý nước thải tổng diện tích 20,5 ha, trong đó 7 trạm xử lý nước thải khu công nghiệp có quy mô 15 ha; 3 trạm xử lý cho khu dân cư có quy mô 5,5 ha.
- Khu bãi rác và nhà máy xử lý rác có quy mô 30 ha gần sông Mỏ Nhát, xã Phước Hoà có khoảng cây xanh cách ly đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- Nghĩa trang có quy mô 24 ha bố trí ở dưới chân núi Dinh, dự kiến sẽ xây dựng nhà hoả táng tại khu vực này.
Quy hoạch xây dựng đợt đầu: Các chương trình và dự án xây dựng đợt đầu để phát triển đô thị mới Phú Mỹ
- Xây dựng các hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và cảng.
- Xây dựng các khu nhà ở phục vụ công nhân các khu công nghiệp và tái định cư.
- Xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội chính.
Cập nhập các thông tin quy hoạch trên địa bàn
Thông tin quy hoạch về các khu công nghiệp
- Các khu công nghiệp bổ sung mới vào danh mục công trình, dự án thực hiện trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 – 2020) theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
- Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac giảm diện tích từ 227,14 ha xuống 211,92 ha. Phần diện tích bị giảm gần 110 ha sẽ được chuyển vào Quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Hắc Dịch sẽ được bổ sung diện tích gần 450 ha vào Quy hoạch phát triển khu công nghiệp đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Định hướng phát triển cảng biển
- Khu bến cảng Gò Dầu, Tắc Cá Trung: Khu bến cho tàu tổng hợp và công- ten-nơ, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 30.000 tấn.
- Khu bến cảng Phú Mỹ, Mỹ Xuân (sông Thị Vải): Chủ yếu làm hàng tổng hợp có trọng tải từ 50.000 đến 80.000 tấn, tàu công-ten-nơ có sức chở từ 4.000 đến TEU. Tiếp tục nghiên cứu khả năng cải tạo, mở rộng tuyến luồng để đáp ứng cho tàu có trọng tải 60.000 – 120.000 tấn (4.000 – 8.000 TEU) tại Phú Mỹ và tàu trọng tải đến 60.000 tấn tại Mỹ Xuân; có một số bến chuyên dùng phục vụ cơ sở công nghiệp, dịch vụ.

- Khu bến cảng Cái Mép, Sao Mai – Bến Đình là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng công-ten-nơ xuất, nhập khẩu trên tuyến biển xa và công-ten-nơ trung chuyển quốc tế. Tại khu vực Cái Mép tiếp nhận tàu 80.000 – 100.000 tấn (sức chở 6.000 – 8.000 TEU) và tiếp tục nghiên cứu khả năng cải tạo luồng để tiếp nhận tàu trên 100.000 tấn tại Cái Mép. Tại Sao Mai – Bến Đình tiếp nhận tàu công-ten-nơ trọng tải từ 80.000 tấn (sức chở 6.000 TEU) đến trên 100.000 tấn và có bến cảng khách du lịch quốc tế cho tàu đến 100.000 GRT
- Khu bến cảng Long Sơn: chức năng chính là chuyên dùng của khu liên hợp lọc hóa dầu, có bến nhập dầu thô cho tàu 300.000 tấn, bến tàu 30.000 – 50.000 tấn nhập nguyên liệu khác và xuất sản phẩm. Phần đường bờ phía Đông Nam dành để xây dựng bến tổng hợp phục vụ cho phát triển lâu dài của khu vực.
- Khu bến cảng Vũng Tàu – Sông Dinh: tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải 10.000 tấn (khu công nghiệp Đông Xuyên).
- Khu bến cảng Côn Đảo: chức năng chính là bến tổng hợp và hành khách phục vụ cho Côn Đảo, cỡ tàu trọng tải 2.000 – 5.000 tấn. Ngoài ra, bố trí bến dịch vụ hàng hải và dầu khí cho tàu trọng tải đến 10.000 tấn.
Thông tin về quy hoạch hạ tầng giao thông
- Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu sẽ khởi công vào năm 2021, sẽ hoàn thành sau 2 năm.
- Nghiên cứu Dự án tuyến đường sắt kết nối cảng Cái Mép – Thị Vải theo hình thức PPP.

- Quốc lộ 51 đã ký kết hợp đồng tín dụng với 6 ngân hàng thương mại về việc đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 51 với tổng số vốn là 3.313 tỉ đồng
- Quốc lộ 56 cũng được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Chung quy lại, Chúng ta có thể thấy được sự quy hoạch mạnh mẽ của thị xã Phú Mỹ trong thời gian gần đây đa thay đổi rất nhiều. Mang lại cho thị xã Phú Mỹ những cơ hội và tiềm năng phát triển vượt bậc. Sự quan tâm của Chính phủ vào phát triển đô thị ngày càng nhiều.
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/quy-hoach-vung-thi-xa-phu-my/
Ngọc Thảo
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, Tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com