Dự án đường vành đai 3 là dự án được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2011, nhưng đến này vẫn ì ạch chậm triển khai tiến độ. Mặc dù từ phía chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã cố gắng khắc phục.
Thông tin chung dự án đường vành đai 3
Dự án đường Vành đai 3 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 sau đó được điều chỉnh từ năm 2013.
- Đơn vị chủ quản: Bộ Giao thông vận tải.
- Đơn vị thực hiện dự án: Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
- Chiều dài: 97,7 km
- Các tỉnh có đường vành đai đi qua: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai.
- Quy mô làn xe: 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp ở hai bên
- Vận tốc xe lưu thông 100 km/h.

Đường vành đai 3 được thiết kế thi công gồm 4 giai đoạn:
- Đoạn 1: Đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
- Đoạn 1 của vành đai 3 có chiều dài khoảng 34,3 km. Đi qua địa phận của tỉnh Đồng Nai – Thành phố Hồ Chí Minh hay còn gọi là Đường vành đai 3 Nhơn Trạch – TP Hồ Chí Minh. Cụ thể đoạn 1 này bắt đầu tư đường cao tốc Bến Lức – Long Thành -> sông Đồng Nai -> Quận 9 ->cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây -> Tân Vạn ->quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội)
- Đoạn 2: Đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn
- Đoạn 2 của vành đai 3 có chiều dài 16,7 km. Đi qua địa phận của tỉnh Bình Dương và được đầu tư theo hình thứ PPP. Được biết đoạn 2 này đã đi vào khai thác và được quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 6-8 làn xe. Đoạn 2 này còn có tên gọi khác là đường vành đai 3 Bình Dương). Đoạn 2 này có điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại khu vực Tân Vạn -> đến Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao quốc lộ 13 -> Thành phố Thủ Dầu Một -> vượt sông sài Gòn -> cảng Bà Lụa hiện
- Đoạn 3: Đoạn quốc lộ 22 – Bình Chuẩn
- Đoạn 3 của vành đai 3 có chiều dài 19,1 km và đi qua địa phận của các tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn 3 này được ước tính với tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng dành cho giai đoạn 1. Về mặt tài chính của đoạn 3 (vành đai 3) hiện này vẫn đang được kêu gọi các nhà tài trợ và các nhà đầu tư để tìm được nguồn vốn xây lắp giai đoạn này hoàn thiện hơn.
- Đoạn 4: Đoạn Bến Lức – Quốc lộ 22
- Đoạn 4 của đường vành đai 3 có chiều dài 28,9 km và đi qua địa phận của các tỉnh là Tp Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.Được biết với tổng mức đầu tư ước tính cho đoạn 4 giai đoạn 1 là 11.000 tỷ đồng.
Đường vành đai 3 được chia làm 4 đoạn và được thực hiện song song tiến độ với nhau. Và Tổng vốn đầu tư cho đường vành đai 3 hiện tại là 55.805 tỷ đồng (theo số liệu quy hoạch năm 2011). Bởi vì tính chất xây dựng mang tầm vĩ mô và đáp ứng nhu cầu đi lại của các phương tiện và là nút thắt quan trọng trong hệ thống liên kết giao thông giữa các vùng nên dự án này vẫn được xây dựng bằng nguồn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA.

Được biết, Bộ GTVT đang khẩn trương thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các dự án dự kiến trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025, bao gồm cả các dự án dự kiến đề xuất vay vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng trong thời gian tới. Theo đó, Bộ GTVT xác định sẽ tập trung vào các dự án trọng điểm, liên kết vùng, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế như: Hệ thống các trục đường cao tốc, đường vành đai đô thị…, trong đó, có đường Vành đai 3 Tp.HCM.
Trong số các dự án tại Tp.HCM, đường Vành đai 3 đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực vành đai thành phố với các tỉnh lân cận, qua đó giúp phân luồng từ xa, hạn chế phương tiện giao thông đi qua khu vực đô thị, góp phần giảm ùn tắc giao thông cho Tp.HCM.
Thông tin cụ thể giai đoạn 1 của đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch đường vành đai 3
Để đẩy nhanh tiến độ dự án đường vành đai 3 thì vừa qua, thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Cụ thể là giai đoạn 1 thuộc đoạn 1 (Tân Vạn – Nhơn Trạch). Cũng trong nội dung về việc phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đường vành đai 3 thì Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục rà soát số liệu bảo đảm chính xác; chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn 1 của đoạn 1 (Tân Vạn- Nhơn Trạch), tuyến đường vành đai 3 đi từ Tân Vạn đến Nhơn Trạch đi qua địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương. Với tổng chiều dài là 8,75 km, dự kiến khởi công vào quý III/2021.
- Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỉ đồng. Trong đó nguồn vốn nhà nước 9.729 tỉ đồng. Nhà đầu tư 10.142 tỉ đồng.
- Thực hiện thiết kế kĩ thuật và giải phóng mặt bằng, đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư: Dự kiến 2022.
- Dự án thi công và đưa vào sử dụng, sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực: Dự kiến 2022 -2025
Đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch của tuyến vành đai 3 gồm hai dự án thành phần là: 1A và 1B.
- Dự án 1A: Xây dựng đoạn từ tỉnh lộ 25B đến cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây. Dự án 1A này có chiều dài khoảng 8,75 km. Đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai 6,3 km và Tp Hồ Chí Minh 2,45 km. Đoạn 1A được thực hiện bằng vốn vay ODA từ quỹ EDCF của Hàn Quốc với số tiền 190,96 triệu USD. Ở địa phận TP.HCM, hiện Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9 đang thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư công tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng.Còn tại địa phận tỉnh Đồng Nai, hiện vẫn đang chờ phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng.
- Dự án 1B: Từ nút giao cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây nối với Thủ Đức ở nút giao Tân Vạn. Dự án 1B này có chiều dài khoảng 8,96 km. Quy mô của dự án 1B này với 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, vận tốc lưu thông là 80 km/giờ. Đoạn này được đầu tư theo hình thức BOT và đang triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án.
Động thái từ phía chủ đầu tư về việc chậm tiến độ dự án 1A – đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch.
Dù đã được vạch ra kế hoạch cho việc triển khai dự án 1A thuộc đoạn 1 của vành đai 3 nhưng đến nay đường vành đai 3 với bốn đoạn hợp cùng cao tốc Bến Lức – Long Thành qua địa bàn bốn tỉnh, thành vẫn chưa được khép kín và còn đang trong quá trình chờ được đầu tư.
Khái quát rõ hơn về kế hoạch ban đầu của dự án thì đoạn 1 phải được hoàn thành trước năm 2020. Giải thích cho tình trạng trì trệ của dự án thì theo đại diện của chủ đầu tư cho biết, sau khi ký hiệp định vay vốn, chủ đầu tư sẽ tuyển thêm đơn vị tư vấn thiết kế và lựa chọn nhà thầu xây lắp vào cuối quý 1/2020 và sẽ khởi công vào dự án 1A của đoạn 1. Chủ đầu tư cũng nhận định rằng các đoạn còn lại như đoạn 3, đoạn 4 vẫn đang huy động vốn ODA nên chậm hơn so với đoạn 2. Để không bị chậm tiến độ đường vành đai 3 thì các công tác của 4 đoạn đường vành đai 3 phải được thực hiện song song. Chính vì vậy đoạn 3 dài 10,87 km và đoạn 4 dài 22,21 km được chủ đầu tư lập công tác báo cáo nghiên cứu khả thi bằng nguồn vốn viện trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á đã hoàn thành.

Về phía chính quyền Ông Trần Chí Trung, Trưởng Phòng kế hoạch đầu tư – Sở GTVT TP.HCM cũng cho biết vừa qua khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào các tỉnh phía Nam, tại đây đại diện các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng đề xuất Thủ tướng bố trí vốn để làm dự án vành đai 3 nhằm tăng tính kết nối các tỉnh khu vực này. Bộ Giao thông vận vải cũng đã trình bày chủ trương đầu tư đoạn 3, đoạn 4 với Thủ tướng. Riêng về thẩm định nguồn vốn, Bộ GTVT sẽ trình Bộ KH&ĐT thẩm định (đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT).
Chính quyền địa phương tại địa phận có đường vành đai 3 đi qua cũng lên tiếng về việc chậm tiến độ. Sự chậm tiến độ quá lâu của dự án, mặc dù trước đó dự án đường Vành đai 3 đã được Thủ tướng phê duyệt 10 năm trước, nhưng đến nay tiến độ triển khai chậm, UBND TP.HCM đã gửi văn bản kiến nghị Bộ GTVT sớm triển khai 2 dự án này với tổng nguồn vốn đầu tư ước tính hơn 154.000 tỷ đồng.
Xem thêm tại: https://hoangkhaiminh.vn/cau-cat-lai/
Thông tin về tiến độ của dự án thành phần 2 của đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch vành đai 3
Vừa qua Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của Dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 Tp.HCM sử dụng vốn vay ODA Hàn Quốc.
Dự án thành phần 2 thuộc đoạn 1 Tân Vạn – Nhơn Trạch bao gồm đoạn 2A và 2B.
- Đoạn 2A: Dài khoảng 5km, thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B.
- Đoạn 2B: Dài khoảng 11,57km trong đó chiều dài tuyến thuộc địa phận Tp.HCM khoảng 9,17km và địa phận tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km với điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt, quận 9, Tp.HCM và kết thúc tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc địa phận tỉnh Bình Dương.
Theo kế hoạch thì dự án thành phần 2 đoạn 1 của đường vành đai 3 này được hoạch định như sau:
- Thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn tương đương với đường cấp III đồng bằng
- Vận tốc thiết kế 80km/h
- Mặt đường bê tông nhựa cấp cao A1
- Bề rộng mặt cắt ngang đáp ứng 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ
- Bề rộng nền đường từ 20,5m – 26m.
- Tổng mức đầu tư khoảng 6.660,44 tỷ đồng (284,88 triệu USD)
- Thời gian thực hiện: 5 năm sau khi Hiệp định tài trợ có hiệu lực (dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025).
UBND TP HCM cũng đã chỉ ra rằng Việc huy động các nguồn lực khác ngoài ngân sách nhà nước cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn nhất định. Cụ thể, nguồn vốn ODA với các chính sách ưu đãi về vốn vay (lãi suất và thời gian trả vốn và lãi vay) đang dần bị thu hẹp lại do sự tăng trưởng về kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Thời gian qua, việc triển khai thu hút vốn đầu tư cho các dự án theo hình thức đối tác công – tư (PPP) chủ yếu thông qua các hình thức hợp đồng BOT, BT cũng gặp nhiều vướng mắc về pháp lý.
- Thứ nhất, về phía Chính phủ, chưa có sự đánh giá đúng mức về đóng góp kinh tế để tính toán mức độ ưu tiên đúng tầm cho TP.HCM.
- Thứ hai, về phía TP vẫn còn quá bị động và chưa quyết liệt. Đối với các công trình hạ tầng dẫn dắt sự phát triển, giúp người dân đi lại nhanh chóng, thuận tiện hơn như các tuyến đường trên cao, đường cao tốc, đường vành đai, ngân sách nhà nước không đủ đầu tư.
- Thứ ba không còn cách nào khác là kêu gọi tư nhân cùng tham gia nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước e ngại, đặc biệt về vấn đề cơ chế, chính sách.
Nói tóm lại, việc đầu tư xây dựng đường vành đai 3 vẫn đang bị trì trệ mặc dù chính quyền địa phương cũng như nhà đầu tư đã cố gắng khắc phục khó khăn, nhưng tình trạng chung là cạn về nguồn vốn và đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm. Vì thể mà việc triển khai vẫn còn gặp nhiều trở ngại chưa được khắc phục.
Tải full bộ tài liệu: Đánh giá tiềm năng thị trường bất động sản Nhơn Trạch tại đây
Ngọc Thảo
- Công ty Cổ Phần Đầu Tư Địa Ốc Hoàng Khải Minh
- Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Thủy Lợi 4, số 102 đường Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh, TP HCM.
- Hotline: 0908.27.55.44
- Website: www.hoangkhaiminh.com